Liberal democracy is in crisis. But ... do we know what it is?

Helena Rosenblatt, "Liberal democracy is in crisis. But ... do we know what it is?", The Guardian, 27/5/2018

It was 25 years ago that Fareed Zakaria warned against a new and growing threat: the rise of “illiberal democracy” around the world. Democratically elected governments were routinely flouting liberal principles, openly violating the rule of law, and depriving their citizens of basic rights and liberties.

Today, many believe that we stand on the precipice of an existential crisis. Liberal democracy is “closer to collapse than we may wish to believe”, writes Ed Luce of the Financial Times. In a bracing new book, the former secretary of state Madeleine Albright even warns of a revival of fascism.

There is a growing consensus that American democracy itself is at risk. The Economist’s index categorizes the United States as a “flawed democracy”. There is a danger within: Americans are becoming complacent about democracy, losing interest in their traditional ideals. Liberalism has failed, writes Patrick Deneen. The problem, says David Brooks of the New York Times, is that liberals have forgotten how to defend their “liberal democratic values”. They must go back to first principles; they must remember “the canon of liberal democracy”.

The trouble is that we don’t really know what liberal democracy is. A spate of books, articles and opinion pieces talk about its demise, but their authors speak past each other or around in circles, because they are using different definitions of the term. Ed Luce defines liberalism one way, David Brooks another and Patrick Deneen yet another. How can we have a proper discussion about liberal democracy when we are not speaking about the same thing?
Advertisement

The problem concerns more than semantics. The confusion of terms leads to confused thinking. It impairs liberals’ understanding of their own principles and weakens their politics. Their opponents easily exploit the verbal ambiguities. It is high time, therefore, that we clarify what the term “liberal democracy” means and what it stands for. For this we need to understand its history.

One common mistake is to conflate liberalism with democracy. The two concepts are not synonyms. For most of their history, they have not even been compatible. From the time of the ancient Greeks, “democracy” has meant “rule by the people”. Some have interpreted this to mean direct political participation by all male citizens. Others have taken it to mean a representative system based on the suffrage of all male citizens. Either way, however, well into the 19th century, the majority of liberals were hostile to the very idea of democracy, which they associated with chaos and mob rule. It is hard to find a liberal who was enthusiastic about democracy during the heyday of what is often called “classical liberalism”. Indeed, it would not be wrong to say that liberalism was originally invented to contain democracy.

Certainly, the founders of liberalism were no democrats. Benjamin Constant stood for strict property qualifications for both voting and officeholding. The French revolution proved to liberals like him that the public was utterly unprepared for political rights. People were ignorant, irrational and prone to violence. Under their pressure, the rule of law had been suspended, “enemies of the people” guillotined, rights trampled upon. The most democratic phase of the revolution had also been the most bloody.

Napoleon’s despotism, which was legitimized repeatedly by plebiscites based on universal male suffrage, only confirmed the liberals’ apprehensions about democracy. The emperor’s popularity demonstrated in no uncertain terms that French citizens had an unhealthy predilection for authoritarian rulers and were fatally susceptible to propaganda. New words were invented to name his pseudo-democratic regime. Some called it “democratic despotism”. Others used the terms “Bonapartism” or “Caesarism”. Constant called it “usurpation”. “Usurpers” are constantly compelled to justify their positions, so they use lies and propaganda to manufacture support. They form alliances with religious authorities to prop up their regimes. They take their countries into useless wars to distract people from their treachery, while they enhance their own power, line their own pockets and enrich their friends. Worst of all, they corrupt their people by tricking them into participating in their lies.

Alexis de Tocqueville also had deep misgivings about democracy. Two additional French revolutions, one in 1830 and the other in 1848, followed by another Napoleon, depressed him greatly. It proved once again that the masses were easy prey for demagogues and would-be dictators catering to their lowest instincts. Democracy fostered a pernicious form individualism, another word for selfishness in Tocqueville’s lexicon.

Early liberals like Constant and Tocqueville spent much time thinking about how to counter the perils of democracy. Limits had to be placed on the sovereignty of the people, the rule of law and individual rights guaranteed. But good laws would never be enough, since a popular strongman could easily pervert or simply ignore them. The survival of liberal democracies required a politically educated citizenry. Constant travelled around France instructing French citizens about the principles of their constitution, their rights and their duties. He published articles and delivered speeches for the same purpose. He fought valiantly for the freedom of the press.

Both men also believed that the survival of a liberal democracy depended on certain moral values. It required public spiritedness and a sense of community. Tocqueville thought deeply about fostering “public morality” and “public virtue”. Constant agonized over the political complacency, moral apathy, and selfishness that he saw all around him. Only dictators profited from such vices.

How to counter the moral degradation? They thought about this as well. The commitment of public-spirited elites was essential. “The enlightened classes” and “well-meaning men” must be the “missionaries of truth”, wrote Constant. They must redouble their efforts to counter the cynicism that was turning people away from the public good. As Tocqueville said, it was essential to “educate democracy.” And this, he said, was “the primary duty imposed on the leaders of society today”.

It is a sad sign of the times that such statements sound so naive or ring hollow today. The truth is that we still have much to learn from the founding fathers of liberalism, who lived through an existential crisis of their own. They knew about the tendency that democracies have to become illiberal. Let us heed their lessons. 


Helena Rosenblatt is professor of history at the Graduate Center of the City University of New York. She is the author of the forthcoming book, The Lost History of Liberalism: From Ancient Rome to the Twenty-First Century.
 
Nền dân chủ tự do đang trong cơn khủng hoảng (Helena Rosenblatt)

Cách đây khoảng 25 năm, Fareed Zakaria đã cảnh báo chống lại một mối đe dọa mới và đang gia tăng: sự trỗi dậy của "dân chủ phi tự do" trên khắp thế giới. Các chính phủ được bầu theo hình thức dân chủ thường xuyên vi phạm các nguyên tắc tự do, công khai vi phạm nền pháp trị, và tước đoạt những quyền cơ bản và tự do của công dân.

Ngày nay, nhiều người tin rằng chúng ta đứng trên vách đá của một cuộc khủng hoảng tiềm tàng. Dân chủ tự do là "gần sụp đổ hơn chúng ta muốn tin", Ed Luce viết trên Thời báo Financial Times. Trong một cuốn sách mới, cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright thậm chí còn cảnh báo về một sự hồi sinh của chủ nghĩa phát xít.

Có một sự đồng thuận ngày càng gia tăng là nền dân chủ Hoa Kỳ đang gặp nguy hiểm. Chỉ số của tạp chí Economist xếp Hoa Kỳ như là một "nền dân chủ khiếm khuyết" (flawed democracy). Có một sự nguy hiểm ngay từ bên trong: người dân Mỹ đang trở nên tự mãn về dân chủ, mất đi sự quan tâm đến những lý tưởng truyền thống của họ. Patrick Deneen viết: Chủ nghĩa tự do phóng khoáng đã thất bại. David Brooks của tờ New York Times cho rằng vấn đề là những người phái tự do đã quên làm cách nào để bảo vệ “các giá trị dân chủ tự do” của họ. Họ phải quay trở lại nguyên tắc đầu tiên; họ phải nhớ “chuẩn mực của nền dân chủ tự do” (the canon of liberal democracy).

Vấn đề là chúng ta không thực sự biết nền dân chủ tự do là gì. Một loạt các cuốn sách, bài viết và ý kiến ​​nói về sự sụp đổ của nó, nhưng các tác giả viết khác nhau hoặc lẩn quẩn, bởi vì họ đang sử dụng những định nghĩa khác nhau cho “nền dân chủ tự do”. Ed Luce định nghĩa chủ nghĩa tự do phóng khoáng một cách trong khi David Brooks và Patrick Deneen lại định nghĩa hoàn toàn khác. Làm sao chúng ta có thể có được một cuộc thảo luận đúng đắn về nền dân chủ tự do khi mà mỗi người nói một kiểu về nó ?

Vấn đề không phải là về mặt ngữ nghĩa. Sự nhầm lẫn của các thuật ngữ dẫn đến suy nghĩ lẫn lộn. Nó làm giảm khả năng hiểu biết của người theo phái tự do về các nguyên tắc riêng của họ và làm suy yếu chính trị của họ. Những đối thủ của họ dễ dàng khai thác, lợi dụng sự mơ hồ đó. Do đó, đã đến lúc chúng ta làm sáng tỏ thuật ngữ "nền dân chủ tự do" có nghĩa gì và đại diện cho điều gì. Muốn thế, chúng ta cần phải hiểu lịch sử của nó.

Một sai lầm phổ biến là gắn kết chủ nghĩa tự do phóng khoáng với dân chủ. Hai khái niệm này không có nghĩa giống như nhau. Trong suốt lịch sử của hai thuật ngữ này, chúng thậm chí không tương thích với nhau. Từ thời Hy Lạp cổ đại, ý niệm "dân chủ" có nghĩa là "cai trị bởi nhân dân". Một số người đã giải thích định nghĩa dân chủ này có nghĩa là sự tham gia chính trị trực tiếp của những công dân phái nam. Còn những người khác cho rằng nghĩa của nó là một hệ thống đại diện dựa trên quyền bầu cử của tất cả các công dân nam. Dù theo nghĩa nào đi chăng nữa, vào thế kỷ 19, đại đa số của phe tự do không thân thiện với ý tưởng dân chủ, ý niệm mà họ gắn kết với sự hỗn loạn và quần chúng lãnh đạo. Thật khó để tìm được một người phe tự do nhiệt tình về dân chủ trong thời hoàng kim của cái được gọi là "chủ nghĩa tự do cổ điển". Thật vậy, sẽ không sai khi nói rằng chủ nghĩa tự do ban đầu được phát minh là để kìm lại dân chủ.

Một cách chắc chắn, những người sáng lập của chủ nghĩa tự do không phải là những người dân chủ. Benjamin Constant đại diện cho các điều kiện tài sản nghiêm ngặt cho cả bầu cử và ứng cử. Cuộc cách mạng Pháp đã chứng minh cho những người phái tự do như ông rằng quần chúng không hoàn toàn chuẩn bị cho các quyền chính trị. Quần chúng thiếu hiểu biết, thiếu lý trí và dễ bị cuốn hút bởi bạo lực. Dưới áp lực của họ, nền pháp trị bị trì hoãn, "những kẻ thù của nhân dân" bị chém, nhân quyền bị chà đạp. Giai đoạn dân chủ nhất của cuộc cách mạng cũng là giai đoạn đẫm máu nhất.

Chủ nghĩa độc tài của Napoléon, được hợp thức hóa bởi những cuộc trưng cầu dân ý liên tục dựa trên quyền bầu cử phổ thông của nam giới, chỉ củng cố nhận thức của người theo phái tự do về dân chủ. Sự phổ biến của vua đã chứng minh bằng những điều khoản không chắc chắn rằng những người dân Pháp có một khuynh hướng bệnh hoạn dành cho các nhà cầm quyền độc tài và bị ảnh hưởng tai hại với việc tuyên truyền. Những từ mới mới được phát minh để đặt tên cho chế độ phản dân chủ của Napoleon. Một số người gọi nó là "chủ nghĩa độc tài dân chủ". Còn những người khác sử dụng thuật ngữ “Bonapartism” – chủ nghĩa Napoleon Bonaparte hoặc “Caesarism” – chủ nghĩa toàn trị. Triết gia người Pháp là Benjamin Constant gọi nó là "sự chiếm đoạt". "Usurpers" – những kẻ tiếm quyền buộc phải liên tục biện minh cho hành động, vì vậy họ phải sử dụng những lời giả dối và tuyên truyền để tạo nên sự ủng hộ. Bọn chúng hình thành liên minh với các nhà chức trách tôn giáo để nâng đỡ chế độ của mình. Bọn chúng đưa đất nước vào những cuộc chiến tranh vô nghĩa nhằm đánh lạc hướng mọi người khỏi sự dối trá, lừa lọc trong khi tăng cường quyền lực, vơ tiền đầy túi và làm giàu cho bạn bè chúng. Tồi tệ nhứt, bọn chúng tha hóa người dân bằng cách lừa dối họ tham dự vào sự dối trá.

Triết gia và chính trị gia người Pháp nổi tiếng, Alexis de Tocqueville, cũng có những hiểu lầm sâu sắc về dân chủ. Hai cuộc cách mạng bổ sung của Pháp, một cuộc cách mạng vào năm 1830 và cuộc cách mạng khác vào năm 1848, theo sau là một tên Napoléon khác, đã làm Alexis de Tocqueville chán nản, phiền muộn vô cùng. Một lần nữa chứng minh rằng quần chúng là những con mồi dễ dãi cho những kẻ mị dân và nhà độc tài tương lai, để phục vụ cho bản năng thấp kém nhất của chúng. Dân chủ nuôi dưỡng một hình thức nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân, là một từ khác nhằm chỉ sự ích kỷ của Alexis de Tocqueville.

Những người theo phái tự do đầu tiên như Benjamin Constant và Alexis de Tocqueville đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về phương cách đối phó với những hiểm họa của nền dân chủ. Những giới hạn phải được dựa vào chủ quyền nhân dân, nền pháp trị và nhân quyền phải được bảo đảm. Nhưng luật lệ tốt sẽ không bao giờ là đủ, vì một người lãnh đạo mạnh mẽ nổi tiếng có thể dễ dàng xuyên tạc hoặc giản dị là phớt lờ những luật lệ đó. Sự sống còn của các nền dân chủ tự do đòi hỏi toàn thể công dân phải được giáo dục về chính trị. Benjamin Constant đi khắp nước Pháp giảng dạy người dân Pháp về các nguyên tắc của hiến pháp, quyền và nghĩa vụ của họ. Ông đã xuất bản các bài báo và diễn thuyết nhằm giáo dục chính trị cho người dân Pháp. Ông chiến đấu dũng cảm cho tự do báo chí.

Cả Benjamin Constant và Alexis de Tocqueville cũng tin rằng sự sống còn của một nền dân chủ tự do phụ thuộc vào các giá trị đạo đức nhất định. Nền dân chủ tự do đòi hỏi tinh thần vì lợi ích chung và ý thức cộng đồng. Alexis de Tocqueville suy nghĩ sâu sắc về việc nuôi dưỡng "đạo đức công chúng" và "đức hạnh công chúng". Còn Benjamin Constant đau đớn về sự tự mãn chính trị, sự thờ ơ đạo đức, và sự ích kỷ mà ông nhìn thấy xung quanh mình. Chỉ có những nhà độc tài mới được hưởng lợi từ những tệ nạn đó.

Làm thế nào để đối phó với sự suy thoái đạo đức? Cả hai triết gia cũng đều suy nghĩ về điều này. Sự cam kết của giới trí thức tinh hoa có tinh thần vì lợi ích chung của xã hội là rất cần thiết. Benjamin Constant viết “các lớp học khai sáng” và “những người chính nghĩa” phải là “những người truyền dạy lẽ phải”. Họ phải nỗ lực gấp đôi để chống lại sự hoài nghi đã khiến mọi người tránh xa lợi ích cộng đồng. Như triết gia Alexis de Tocqueville đã nói, thật cần thiết và quan trọng để “giáo dục về dân chủ.” Và với Alexis de Tocqueville, điều này là “nhiệm vụ chính yếu được đặt lên vai các nhà lãnh đạo trong xã hội ngày nay”.

Đây là một dấu hiệu đáng buồn của thời đại với những tuyên bố khờ dại, giả dối. Sự thật là chúng ta vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi từ những vị sáng lập chủ nghĩa tự do, là những người đã từng trải qua một cuộc khủng hoảng dân chủ. Họ biết về xu hướng khi mà các nền dân chủ trở thành phi tự do. Chúng ta hãy lưu ý đến những bài học của họ.


Helena Rosenblatt có bằng tiến sĩ của đại học Columbia và hiện đang là giáo sư môn lịch sử của đại học New York. Bà cũng là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản Lịch sử bị đánh mất của Chủ nghĩa Tự do: Từ La Mã Cổ đại đến Thế kỷ 21.