May 9, 2018, By Carl Bildt
On the occasion of Karl Marx's 200th birthday, the co-founder of communism has received a more than a few positive reappraisals, even from Western leaders. But those arguing that Marx cannot be blamed for the atrocities that his ideas inspired should reexamine his ideas.
STOCKHOLM – The bicentennial of Karl Marx’s birth has occasioned a surge of interest in the man’s work, complete with the unveiling of a statue in his hometown of Trier, Germany.
At a celebration of Marxism in Beijing last week, Chinese President Xi Jinping declared that, “like a spectacular sunrise, the theory illuminated the path of humanity’s exploration of the law of history, and humanity’s search for [its] own liberation.” He would go on to claim that Marx “pointed out the direction, with scientific theory, toward an ideal society with no oppression or exploitation, where every person would enjoy equality and freedom.”
Given that Xi’s words were uttered in “Marxist” China, those in attendance had no choice but to agree with them. Yet, speaking in Trier on the same day, European Commission President Jean-Claude Juncker offered a somewhat generous appraisal of his own: “Today he stands for things which is he not responsible for and which he didn’t cause, because many of the things he wrote down were redrafted into the opposite.”
It is not entirely clear what Juncker meant by this. Marxism, after all, has inflicted untold misery on tens of millions of people who have been forced to live under regimes waving its banner. For much of the twentieth century, 40% of humanity suffered famines, gulags, censorship, and other forms of repression at the hands of self-proclaimed Marxists.
In his speech, Juncker seemed to be alluding to the standard counterargument: that communist atrocities throughout the twentieth century were due to some sort of distortion of Marx’s thought, for which the man himself can scarcely be held responsible.
Is there anything to this argument? Marx spent most of his life analyzing the political economy of the industrializing mid-nineteenth-century West. But his enduring relevance owes more to his ideas for the future, and the implications they would have for society. In considering his legacy, this area of his thought cannot be ignored.
Marx regarded private property as the source of all evil in the emerging capitalist societies of his day. Accordingly, he believed that only by abolishing it could society’s class divisions be healed, and a harmonious future ensured. Under communism, his collaborator Friedrich Engels later claimed, the state itself would become unnecessary and “wither away.” These assertions were not made as speculation, but rather as scientific claims about what the future held in store.
But, of course, it was all rubbish, and Marx’s theory of history – dialectical materialism – has since been proved wrong and dangerous in practically every respect. The great twentieth-century philosopher Karl Popper, one of Marx’s strongest critics, rightly called him a “false prophet.” And, if more evidence were needed, the countries that embraced capitalism in the twentieth century went on to become democratic, open, and prosperous societies.2
By contrast, every regime that has rejected capitalism in the name of Marxism has failed – and not by coincidence or as a result of some unfortunate doctrinal misunderstanding on the part of Marx’s followers. By abolishing private ownership and establishing state control of the economy, one not only deprives society of the entrepreneurship needed to propel it forward; one also abolishes freedom itself.
Because Marxism treats all contradictions in society as the products of a class struggle that will disappear when private property does, dissent after the establishment of communism is impossible. By definition, any challenge to the new order must be an illegitimate remnant of the oppressive order that came before.
Thus, Marxist regimes have in fact been logical extensions of his doctrines. Of course Juncker is right that Marx – who died 34 years before the Russian Revolution – was not responsible for the Gulag, and yet his ideas clearly were.
In his landmark three-volume study Main Currents of Marxism, the Polish philosopher Leszek Kołakowski, who became a leading critic of Marxism after having embraced it in his youth, notes that Marx showed almost no interest in people as they actually exist. “Marxism takes little or no account of the fact that people are born and die, that they are men and women, young or old, healthy or sick,” he writes. As such, “Evil and suffering, in his eyes, had no meaning except as instruments of liberation; they were purely social facts, not an essential part of the human condition.”
Kołakowski’s insight helps to explain why regimes that have embraced Marx’s mechanical and deterministic doctrine inevitably must turn to totalitarianism when confronting the reality of a complex society. They have not always fully succeeded; but the results have always been tragic.
For his part, Xi views China’s economic development over the past few decades as “cast iron proof” of Marxism’s continued validity. But, if anything, it is exactly the other way around. Remember that it was the China of pure communism that produced the famine and terror of the “Great Leap Forward” and the “Cultural Revolution.” Mao’s decision to deprive farmers of their land and entrepreneurs of their firms had predictably disastrous results, and the Communist Party of China has since abandoned that doctrinaire approach.
Under Mao’s successor, Deng Xiaoping, the CPC launched China’s great economic “opening-up.” After 1978, it began to restore private ownership and permit entrepreneurship, and the results have been nothing short of spectacular.
If China’s development is being held back by anything today, it is the remnants of Marxism that are still visible in inefficient state-owned enterprises and the repression of dissent. China’s centralized single-party system is simply incompatible with a modern and diverse society. Two hundred years after Marx’s birth, it is certainly wise to reflect on his intellectual legacy. We should do so not in celebration, however, but to inoculate our open societies against the totalitarian temptation that lurks in his false theories.
Tại sao Marx sai ?
"Why Marx was wrong?", Carl Bildt, Project Syndicate, May 9, 2018Biên dịch: Mai V. Phạm
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 200 của Karl Marx, người đồng sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã nhận được nhiều hơn một vài đánh giá lại tích cực, ngay cả từ các nhà lãnh đạo phương Tây. Nhưng những người lập luận cho rằng không thể đổ lỗi cho Marx về sự tàn bạo mà tư tưởng của ông đã truyền cảm hứng, thì hãy nên xem xét lại tư tưởng của Marx.
Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Mác ở Bắc Kinh tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng, “như một bình minh ngoạn mục, lý thuyết Marx đã soi sáng con đường khám phá luật pháp của lịch sử nhân loại, và tìm kiếm sự giải phóng của chính nhân loại.” Tập Cận Bình tiếp tục tuyên bố rằng Marx "chỉ ra phương hướng, với lý thuyết khoa học, hướng tới một xã hội lý tưởng mà không bị áp bức hay bóc lột, nơi mọi người sẽ được hưởng sự bình đẳng và tự do."
Vì những lời của Tập Cận Bình về “Marx” ở Trung Quốc, những người tham dự không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý với Tập. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đưa ra một đánh giá khá hào phóng về bản thân Marx: “Hôm nay Marx bị quy cho những điều mà ông không phải chịu trách nhiệm và những điều mà Marx không gây ra, bởi vì nhiều tư tưởng mà Marx viết đã được tái tạo thành những điều đối nghịch.”
Không hoàn toàn rõ ràng ý mà Juncker muốn nói. Nói cho cùng, chủ nghĩa Mác đã gây ra đau khổ cho hơn hàng chục triệu người, đã bị buộc phải sống trong những chế độ tôn thờ chủ nghĩa Marx. Phần lớn trong thế kỷ XX, 40% nhân loại phải gánh chịu nạn đói, cướp bóc, kiểm duyệt, và các hình thức đàn áp khác dưới bàn tay của những người tự xưng là tín đồ của chủ nghĩa Mác.
Trong bài phát biểu của mình, Juncker dường như ám chỉ đến lập luận phản đối phổ biến: rằng tội ác cộng sản trong suốt thế kỷ hai mươi là do một số biến dạng về tư tưởng của Marx, mà bản thân của Marx không thể bị quy trách nhiệm.
Có điều gì đáng nói cho lập luận này không? Marx đã dành hầu hết cuộc đời để phân tích nền kinh tế chính trị của công nghiệp hóa giữa thế kỷ XIX. Nhưng hệ quả lâu dài của chủ nghĩa Marx liên quan tới những tư tưởng về tương lai và những hệ quả của nó gây ra cho xã hội. Khi xem xét di sản của Marx, điểm này của tư tưởng Marx không thể bỏ qua.
Marx coi tài sản tư nhân là nguồn gốc của tất cả các điều ác trong các xã hội tư bản mới nổi trong thời của ông. Theo đó, Marx tin rằng chỉ bằng cách bãi bỏ nó, sự phân chia giai cấp mới có thể được hàn gắn, và một tương lai hài hòa được đảm bảo. Dưới chủ nghĩa cộng sản, cộng sự của Marx là Friedrich Engels tuyên bố, bản thân nhà nước sẽ trở thành không cần thiết và "lụi tàn" Những khẳng định này không được (những tín đồ chủ nghĩa Marx) xem là suy đoán, mà đúng hơn là những tuyên bố khoa học về tương lai.
Nhưng, tất nhiên tất cả điều đó đều là rác rưởi, và lý thuyết lịch sử của Marx - chủ nghĩa duy vật biện chứng - đã được chứng minh là sai lầm và thực tế là nguy hiểm trong mọi khía cạnh. Nhà triết học vĩ đại của thế kỷ XX, Karl Popper, một trong những nhà phê bình mạnh nhất của Marx, đã gọi Marx là “tiên tri giả”. Và nếu cần thêm bằng chứng, thì đó là các quốc gia theo chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ hai mươi đã vươn mình trở thành những xã hội dân chủ, cởi mở và thịnh vượng.
Ngược lại, mọi chế độ từ chối chủ nghĩa tư bản và tôn thờ chủ nghĩa Mác đều đã thất bại - và không phải do trùng hợp ngẫu nhiên hay là do những tín đồ chủ nghĩa Marx hiểu lầm học thuyết của ông. Bằng cách bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân và thiết lập kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với nền kinh tế, chủ nghĩa Marx không chỉ cướp đi tinh thần kinh doanh, vốn rất cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển, mà thậm chí còn xóa bỏ tự do.
Bởi vì chủ nghĩa Mác xem tất cả những mâu thuẫn trong xã hội là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, mà sẽ biến mất khi tài sản tư nhân không còn, và sau khi thiết lập được chủ nghĩa cộng sản thì bất đồng quan điểm cũng biến mất. Theo định nghĩa, bất kỳ thách thức nào đối với chế độ mới đều là tàn dư bất hợp pháp còn sót lại của chế độ áp bức trước đó.
Do đó, các chế độ Mác-xít trong thực tế là những phần mở rộng hợp lý của các học thuyết của Marx. Tất nhiên Juncker đã đúng khi cho rằng Marx - qua đời 34 năm trước Cách mạng Nga - không chịu trách nhiệm về những trại lao động khổ sai Gulag, nhưng tư tưởng của Marx rõ ràng là như vậy.
Trong nghiên cứu quan trọng gồm 3 phần (Main Currents of Marxism), nhà triết học Ba Lan Leszek Kołakowski, đã trở thành một nhà phê bình hàng đầu về chủ nghĩa Mác sau khi chấp nhận nó lúc còn trẻ, lưu ý rằng Marx gần như không có sự quan tâm đến con người - liệu họ có thực sự hiện hữu hay không. "Chủ nghĩa Mác rất ít hoặc không quan tâm đến thực tế là con người được sinh ra và chết đi, là đàn ông và phụ nữ, trẻ hay già, khỏe mạnh hoặc bệnh tật.” Như vậy, “Trong mắt của Marx, sự Ác và đau khổ, không có ý nghĩa gì cả, ngoại trừ là các công cụ giải thoát; chúng chỉ đơn giản là những sự kiện xã hội và không phải là bản chất thiết yếu của con người.”
Cái nhìn sâu sắc của nhà triết học Kołakowski giúp giải thích tại sao các chế độ đã chấp nhận học thuyết máy móc của Marx chắc chắn phải trở thành chế độ độc tài toàn trị khi đối diện với thực tế là một xã hội phức tạp. Họ không phải lúc nào cũng thành công; nhưng kết quả thì luôn bi thảm.
Về phần mình, Tập xem sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua là “bằng chứng thép” về tính hợp lệ tiếp diễn của chủ nghĩa Mác. Nhưng, thực tế chính xác là hoàn toàn ngược lại. Hãy nhớ rằng Trung Quốc dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản thuần túy đã gây ra nạn đói và sự kinh hãi khiếp sợ của phong trào “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hóa”. Quyết định của Mao là tước đoạt đất đai của nông dân và các cơ sở kinh doanh của các doanh nhân, đã gây ra những thảm họa khủng khiếp có thể dự đoán được. Đảng cộng sản Trung Quốc từ đó đã từ bỏ cách tiếp cận giáo điều đó.
Dưới sự lãnh đạo của người kế thừa Mao là Đặng Tiểu Bình, Đảng cộng sản Trung Quốc đã phát động chiến lược “mở cửa” kinh tế. Sau năm 1978, Trung Quốc bắt đầu khôi phục quyền sở hữu tư nhân và cho phép kinh doanh, và kết quả là ngoạn mục.
Nếu sự phát triển của Trung Quốc bị ngăn chặn bởi bất cứ điều gì, thì đó là tàn dư của chủ nghĩa Mác vẫn còn sót lại trong các doanh nghiệp nhà nước vốn không hiệu quả và sự đàn áp bất đồng chính kiến. Hệ thống độc đảng tập trung quyền lực của Trung Quốc đơn giản là không tương thích với một xã hội hiện đại và đa dạng.
Hai trăm năm sau ngày sinh của Marx, ngẫm nghĩ về di sản trí tuệ của Marx chắc chắn là khôn ngoan. Tuy nhiên, chúng ta làm như thế không phải để mừng kỉ niệm, nhưng để “tiêm chủng” phòng ngừa cho những xã hội mở của chúng ta, nhằm chống lại sự cám dỗ của chủ nghĩa toàn trị, vốn đang ẩn nấp trong các lý thuyết sai lệnh của Karl Marx.
Carl Bildt là Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển từ năm 2006 đến tháng 10/2014 và cũng là Thủ tướng từ 1991 đến 1994.