Why Populist Nationalism Now?

Why Populist Nationalism Now?

There are three reasons why we are seeing the rise of populist nationalism now, in the second half of the 2010s. Those reasons are economic, political, and cultural.

The economic sources of populism have been widely noted and discussed. The same trade theory that tells you that all countries participating in a free trade regime will be better off in the aggregate also tells you that not every individual in every country will be better off: Low-skill workers in rich countries are likely to lose out to similarly-skilled but lower-paid workers in poor ones. That is in fact what has been happening in many industrialized countries with the rise of China, Mexico, and the like. According to a recent IMF study, some 50 percent of Americans are no better off in terms of real income than they were in 2000; many more of those in the middle of the income distribution have lost ground than have moved up the economic ladder. In the United States, this relative economic decline of the middle or working class has been associated with a number of social ills, like increasing rates of family breakdown and an opioid epidemic that in 2015 claimed about 60,000 lives. At the same time, globalization’s gains have been heavily concentrated among the well-educated cognitive elite, who tend to set broader cultural trends.

The second source of populism is political. The traditional complaint against many liberal democracies, with their numerous checks and balances, is that they tend to produce weak government. When such political systems combine with polarized or otherwise severely divided electorates, the result is often political paralysis that makes ordinary governing difficult. India under the previous Congress Party government was a striking example of this, where infrastructure projects and needed economic reforms seemed beyond the government’s ability to deliver. Something similar occurred in Japan and Italy, which often faced gridlock in the face of long-term economic stagnation. One of the most prominent cases is the United States, whose extensive set of constitutionally mandated checks and balances produce something that I elsewhere have labeled “vetocracy”: that is, the ability of small groups to veto action on the part of majorities. This is what has produced a yearly crisis in Congress over passing a budget, something that has not been accomplished under so-called regular order for at least a generation, and has blocked sensible reforms of health care, immigration, and financial regulation.

This perceived weakness in the ability of democratic governments to make decisions and get things done is one of the factors that set the stage for the rise of would-be strong men who can break through the miasma of normal politics and achieve results. This was one of the reasons that India elected Narendra Modi, and why Shinzo Abe has become one of Japan’s longest-serving Prime Ministers. Putin’s rise as a strong man came against the background of the chaotic Yeltsin years. And finally, one of Donald Trump’s selling points was that, as a successful businessman, he would be able to make the U.S. government functional again.

Moreover, there have been major policy failures by elites in both America and Europe. The United States embarked on two unsuccessful wars in the Middle East in the 2000s, and then experienced the biggest recession since the Great Depression of the 1930s. Both of these were rooted in elite decisions that had terrible consequences for ordinary citizens. The European Union created a monetary union around the euro without a corresponding way to unify fiscal policy, leading to the Greek debt crisis. And it created the Schengen Zone and a host of other rules liberalizing the movement of people within Europe without establishing a credible mechanism for controlling the European Union’s outer borders. While laudable from an economic and moral standpoint, internal freedom of movement became problematic in the absence of such controls. This turned into a legitimacy crisis in the wake of the mass migration triggered by the Syrian civil war in 2014.

The final driver of populist nationalism is cultural and has to do with identity. Many years ago, Samuel Huntington pointed out that the most dangerous socio-economic class was not the poor and marginalized, who often lacked the time and resources to mobilize, but rather middle classes who families felt they had lost ground economically and were not being adequately recognized by the political system. Such people can make economic demands, but they tend to interpret their loss of status culturally, as well. They used to constitute the group that defined national identity, but were now being displaced by newcomers who were being given unfair advantages over them. They are driven by a politics of resentment against elites who benefit from the system, and they tend to scapegoat immigrants and foreigners as agents of this loss of status. In this respect, economic motivation overlaps substantially with cultural concerns, and in many ways cannot be distinguished from them. It also distinguishes North European or American populism from that of Southern Europe or Latin America. The social basis of Brexit, Trump, and Le Pen voters lies in declining middle or working classes, whereas Podemos in Spain, Syriza in Greece, Chavez in Venezuela, or the Kirchners in Argentina are more traditional left-wing parties representing the poor.

This has what has made immigration such a powerful issue in driving populist nationalism in Northern and Eastern Europe and the United States. Rates of immigration and refugees have become very high in Europe and the United States, and concerns over rapid cultural change have motivated many voters to support populist parties and leaders even if they have not felt under direct economic threat. This is reflected in the oft-stated goal of populist parties to “take back our country.” In many ways, questions of identity—language, ethnicity, religion, and historical tradition—have come to displace economic class as the defining characteristic of contemporary politics. This may explain the decline of traditional center-left and center-right parties in Europe, which have lost ground steadily to new parties and movements built around identity issues.


 

Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?


Biên dịch : Mai V. Phạm

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy, vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được ghi nhận và thảo luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại giải thích rằng, tất cả các quốc gia cùng tham gia vào cơ chế thương mại tự do sẽ giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy cũng giải thích rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều sẽ giàu có: những người lao động chân tay ở các nước giàu sẽ chịu thiệt thòi trước những lao động chân tay nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Trong thực tế, đó là chuyện đang xảy ra ở nhiều nước công nghiệp phát triển cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mexico và nhiều nước tương tự. Theo một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khoảng 50% người dân Mỹ có thu nhập thực kém hơn so với năm 2000; và nhiều người trong số này nằm ở khoảng giữa của sự phân phối thu nhập, vốn đã bị thụt lùi hơn là nâng cao trên bậc thang kinh tế. Tại Hoa Kỳ, cuộc suy thoái kinh tế tương đối này của tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động đã diễn ra cùng với một số tệ nạn xã hội, như mức tỉ lệ các gia đình tan vỡ gia tăng, cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện (opioid)  mà riêng năm 2015 đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người. Cũng trong thời gian này, những lợi ích của toàn cầu hóa lại tập trung chủ yếu vào nhóm người có nhận thức nhạy bén, giáo dục cao , là những người có xu hướng tạo ra những khuynh hướng văn hóa rộng rãi hơn.

Nguồn gốc thứ hai của chủ nghĩa dân túy là chính trị. Lời than phiền truyền thống chống lại những nền dân chủ phóng khoáng, với vô số cơ chế kiểm tra và cân bằng quyền lực, là dân chủ tự do phóng khoáng có khuynh hướng tạo ra các chính phủ yếu kém. Khi những hệ thống chính trị như vậy kết hợp với khối cử tri bị phân cực, hoặc bị chia rẽ nghiêm trọng, thì kết quả thường là sự tê liệt chính trị khiến cho công cuộc quản trị thông thường cũng trở nên khó khăn. Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của chính phủ đảng Quốc đại trước đây là một ví dụ điển hình cho tình trạng này, khi mà các dự án xây dựng hạ tầng và cải cách kinh tế cần thiết đều nằm ngoài khả năng thực hiện của chính phủ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Nhật Bản và Ý, nơi chính phủ thường đối mặt với tình trạng tắc nghẽn trong bối cảnh kinh tế trì trệ kéo dài. Một trong những trường hợp nổi bật nhất là Hoa Kỳ, với một hệ thống bao quát các định chế kiểm tra và cân bằng được hiến pháp ủy quyền, đã sản sinh ra cái mà tôi đặt tên là “chế độ phủ quyết” (vetocracy): nghĩa là khả năng của một nhóm nhỏ phủ quyết hành động của một đa số lớn hơn. Điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng mỗi năm ở quốc hội Mỹ về việc thông qua ngân sách quốc gia – một vấn đề không thể nào hoàn tất được dưới cái gọi là “trật tự quy củ” trong ít nhất một thế hệ, và đã ngăn cản những cuộc cải cách đúng đắn trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhập cư và quy định tài chính.

Sự yếu kém rõ ràng về khả năng của các chính phủ dân chủ trong việc đưa ra quyết định và hoàn thành công việc là một trong nhiều yếu tố đã tạo nền tảng cho sự trỗi dậy của những người có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn (strong men) - người có thể phá hủy luồng khí độc bao trùm nền chính trị thông thường, để đạt được kết quả. Đây là một trong những lý do mà Ấn Độ đã bầu Narendra Modi, và tại sao Shinzo Abe lại trở thành một trong những thủ tướng Nhật Bản cầm quyền lâu nhất. Sự lớn mạnh của Vladimir Putin như một người lãnh đạo mạnh mẽ xuất hiện chống lại những năm tháng loạn lạc dưới thời Boris Yeltsin. Và cuối cùng, một trong những điểm mạnh trong cuộc vận động tranh cử của Donald Trump là Trump sẽ có thể làm cho chính phủ Mỹ trở lại hoạt động đúng chức năng, với tư cách một doanh nhân thành đạt.


Hơn thế nữa, có những thất bại chính trị nghiêm trọng bởi giới cao cấp ở Mỹ và châu Âu. Trong thập niên 2000, Hoa Kỳ đã lao vào hai cuộc chiến không thành công ở Trung Đông, rồi lại trải qua cuộc suy thoái tệ hại nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng năm 1930. Hai điều này đều có gốc rễ từ những quyết định của giới lãnh đạo cao cấp, nhưng mang lại hậu quả khủng khiếp cho mọi công dân. Liên minh châu Âu đã tạo ra một liên minh tiền tệ chung quanh đồng euro mà không có phuơng thức tương ứng để thống nhất chính sách tài khóa, dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp. Và Châu Âu cũng thành lập Khối thị thực Schengen và hàng loạt những luật lệ khác để tự do hóa việc đi lại của người dân tại châu Âu, mà không thiết lập ra một cơ chế đáng tin cậy để kiểm soát các đường biên giới. Nhìn từ quan điểm kinh tế và đạo đức thì tự do đi lại là chính sách đáng hoan nghênh, nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nan giải khi thiếu vắng một cơ chế kiểm soát tin cậy. Và điều này đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tính chính danh sau những làn sóng nhập cư đông đảo từ cuộc nội chiến ở Syria năm 2014.

Nguyên nhân cuối cùng của chủ nghĩa dân túy là văn hóa và có liên quan tới bản sắc -
căn cước (identity). Nhiều năm về trước, Samuel Huntington đã chỉ ra rằng tầng lớp kinh tế-xã hội nguy hiểm nhất không phải là người nghèo và bị lãng quên – thường là những người thiếu thời gian và nguồn lực để hành động, mà thay vào đó là tầng lớp trung lưu - là những người cảm thấy bị sa sút về kinh tế và không được hệ thống chính trị nhìn nhận một cách xứng đáng. Những con người đó có thể tạo ra các yêu cầu kinh tế, nhưng họ cũng có xu hướng lý giải sự mất mát vị thế của mình trên phương diện văn hóa. Họ từng là các tập thể đại diện cho bản sắc dân tộc, nhưng bây giờ lại bị thay thế bởi những người mới, lại là những người được hưởng lợi thế hơn so với họ. Họ bị thúc đẩy bởi quan điểm chính trị của sự căm ghét giới cao cấp, vốn được hưởng nhiều lợi lộc từ hệ thống, và họ cũng có xu hướng đổ tội cho người nhập cư và người nước ngoài như là những tác nhân gây ra sự thất thế của họ. Ở khía cạnh này, động cơ kinh tế cơ bản trùng lắp với những mối quan tâm về văn hóa và trên nhiều phương diện không thể phân biệt rõ ràng giữa kinh tế và văn hóa. Nó cũng giúp phân biệt chủ nghĩa dân túy Bắc Âu hoặc Hoa Kỳ với chủ nghĩa dân túy ở Nam Âu và Châu Mỹ Latin. Nền tảng xã hội của các cử tri bỏ phiếu cho Brexit, Trump và Le Pen nằm ở sự suy thoái của tầng lớp trung lưu và lao động, trong khi Podemos ở Tây Ban Nha, Syriza ở Hy Lạp, Chavez ở Venezuela hoặc Kirchners ở Argentina là những chính đảng cánh tả truyền thống hơn, đại diện cho người nghèo .

Điều này đã làm cho nhập cư trở thành một vấn đề quan trọng, đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc dân túy ở các nước Bắc và Đông châu Âu và Hoa Kỳ. Tỷ lệ người di dân và tị nạn đã tăng rất cao ở Châu Âu và Hoa Kỳ và những mối lo âu về sự thay đổi văn hóa nhanh chóng đã thôi thúc nhiều cử tri ủng hộ các chính đảng và lãnh đạo dân túy cho dù họ chưa bị ảnh hưởng từ mối đe dọa kinh tế trực tiếp. Điều này được phản ánh trong mục tiêu tranh cử của các đảng dân túy : “giành lại đất nước mình”. Trên nhiều phương diện, các câu hỏi về bản sắc – như ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo và truyền thống lịch sử - đã xuất hiện để thay thế giai cấp kinh tế như là những đặc tính xác định quan điểm chính trị đương thời. Điều này có thể giải thích sự suy yếu của các chính đảng trung tả và trung hữu truyền thống ở Châu Âu – đang ngày một thất thế trước các chính đảng mới và phong trào  mới, được thành lập dựa trên các vấn đề về bản sắc - căn cước.