Văn Cao ở trong thơ, nhạc, họa, cho nên được giới nghệ thuật ba ngành mến phục. Là tác giả quốc ca, nhưng Văn Cao suốt đời bị chính quyền cộng sản nghi ngờ, tác phẩm bị trù dập, phân biệt đối xử.
Tìm hiểu cuộc đời của Văn Cao cũng là tìm hiểu giai đoạn lịch sử 45-46, mà các văn nghệ sĩ xuất thân từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhiều thành phần chính trị và phi chính trị khác nhau đã theo Việt Minh để tranh đấu cho một lý tưởng: chống Pháp. Những Văn Cao, Phạm Duy, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước,... đã có một thời hoạt động chung vai sát cánh, nhưng rồi chính trị sẽ phân lìa mỗi người một con đường, một chiến tuyến.
Tìm hiểu Văn Cao tức là tìm hiểu tại sao có sự chia cắt tinh thần và thể xác Việt Nam, tìm hiểu sự tranh giành ảnh hưởng giữa các đảng phái chính trị trên đường giành độc lập, để thoát khỏi cái nhìn một chiều về lịch sử: lịch sử ta-địch trong quá trình đấu tranh giai cấp.
Tìm hiểu Văn Cao là để tìm đến nguồn cội của vấn đề: Văn hoá Việt Nam là một toàn khối, không thể chia đôi. Tâm hồn Việt Nam là một toàn khối, không thể phân liệt. Toàn khối ấy đã thể hiện trong cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1950: Hầu hết các văn nghệ sĩ ở mọi khuynh hướng đều cùng nhau chung lòng cứu quốc.
Văn Cao, Phạm Duy hai khuôn mặt điển hình nhất của nền Tân nhạc Việt Nam: cùng theo kháng chiến từ phút đầu. Cùng có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1951, Phạm Duy vào thành, Văn Cao ở lại, mỗi người một giới tuyến. Nhưng tác phẩm của họ, mãi mãi sẽ là của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tiểu sử
Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, sinh ngày 15/11/1923 tại làng Lạch Trai (gần Hải Phòng) mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Nguyên quán làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Học tiểu học trường Bonnal, trung học trường dòng Saint-Joseph, ở đây được học thêm âm nhạc. Cha là Nguyễn Văn Tề, cai máy nước. Vì cha bị mất việc, Văn Cao phải bỏ học, làm điện thoại viên ở bưu điện Hải Phòng, được một tháng, bỏ.
Cuối 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tiên Buồn tàn thu, ảnh hưởng Lê Thương, bản nhạc được Phạm Duy đem đi hát khắp nơi. 1940, Văn Cao đi Hà Nội, Huế, Sài Gòn, tiếp xúc với phong cảnh nên thơ và âm nhạc trữ tình của Huế và thơ Hàn Mặc Tử tại Sài Gòn.
Tựu trung, thời kỳ 1940-43, Văn Cao sáng tác sung mãn nhất. Những ca khúc lịch sử đi đôi với ca khúc lãng mạng trữ tình: Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... và cũng là thời kỳ gắn bó cộng tác văn nghệ và hoạt động cách mạng giữa hai nhân tài: Văn Cao-Phạm Duy.
Năm 1942, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính (auditeur libre) trường Mỹ Thuật Đông Dương, và lần đầu tiên, thơ văn của ông được Vũ Bằng đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy.
1943, triển lãm tranh lần đầu ở Salon Unique - Phòng Triển lãm Độc đáo. Bức tranh Les Suicidés - Những kẻ tự sát của Văn Cao gây tiếng vang trong giới hội hoạ, theo Tạ Tỵ, đã có ý thức cách mạng.
1944, Văn Cao được Vũ Quý, quyền bí thư Thành Ủy Hà Nội, giác ngộ vào Việt Minh, giao công tác viết bài hát cho khoá Quân chính kháng Nhật, sáng tác Tiến quân ca.
1945, Văn Cao vào Đội Trừ Gian. Tháng 7/45, bắn chết Đỗ Đức Phin ở Hải Phòng. Bắn hụt Cung Đình Vận và Võ Văn Cẩm tại Hà Nội. Làm báo Lao Động (bí mật) của Việt Minh, Văn Cao tự tay chép lời và nhạc Tiến quân ca vào đá (litho), in trên Lao Động số 1, tháng 11/1944.
1945, sáng tác bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, và các ca khúc: Chiến sĩ Việt Nam, Chiến sĩ Hải quân, Chiến sĩ Không quân, Bắc Sơn. Bài Không quân Việt Nam sau này trở thành bài đoàn ca của Không quân Việt Nam Cộng Hoà.
Ngày 17/8/1945, trong buổi mít-tinh của công chức, bài Tiến quân ca được Phạm Duy "cướp micro" hát lần đầu tiên và duy nhất tại nhà Hát Lớn, Hà Nội.
Ngày 19/8/1945, Việt Minh "cướp chính quyền", dàn đồng ca Thiếu niên Tiền phong do Văn Cao điều khiển hát bài Tiến quân ca tại quảng trường Nhà hát lớn.
Ngay sau cách mạng tháng tám, Vũ Quý bị chết trong một hoàn cảnh bí mật.
Đầu năm 1946, Quốc hội khoá I công nhận Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam. 1946, Văn Cao sáng tác bài thơ Ngoại ô mùa đông 46.
Theo Tạ Tỵ và Vũ Bằng, Văn Cao có vợ trước cách mạng tháng Tám. Nhưng có lẽ chỉ mới đính hôn, sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/46, Văn Cao và gia đình Thúy Băng rời Hà Nội ra chợ Đại, gần Hà Đông, thuộc Liên Khu Ba, mới chính thức làm lễ cưới ở thôn Ba Thá. Ở Liên Khu Ba không được bao lâu, Văn Cao nhận được chỉ thị lên Phú Thọ, rồi Lào Cai, mở Quán Biên Thùy trá hình làm tình báo trong Liên Khu 10, từ xuân 1947 đến thu 1947. Phạm Duy có lên hát ở đây.
Thu 1947, Văn Cao được lệnh về Vĩnh Yên làm báo Độc Lập. Rồi lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Trên đường ngược sông Lô lên Phú Thọ, Văn Cao mục kích chiến địa hoang tàn: Tháng 10/47, quân Pháp gồm mười lăm tiểu đoàn chia làm nhiều đạo tấn công Việt Bắc, mục đích tiêu diệt Bộ chỉ huy kháng chiến, nhưng không thành. Cụ Nguyễn Văn Tố -Bộ trưởng không bộ- bị chết.
Ngày 7/10, Pháp chiếm Sơn Tây.
12/10, Việt Minh kêu gọi triệt để áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến.
13/10 Pháp chiếm Bắc Cạn, Cao Bằng.
20/10 Pháp chiếm Yên Bái. 21/10 Pháp chiếm Chapa.
30/10/47 Pháp chiếm Lao Cai. Bản thảo Kiều Loan của Hoàng Cầm phải ném xuống hồ Ba Bể cùng các bản thảo khác.
Theo Phạm Duy, sau chiến thắng sông Lô, Cục Chính trị điều động các nhạc sĩ viết về Sông Lô để kích động tinh thần chiến sĩ: Lương Ngọc Trác sáng tác Lô Giang, Văn Cao, trường ca Sông Lô, Đỗ Nhuận: Du kích sông Thao, Nguyễn Đình Phúc: Bến bình ca, Phạm Duy: Tiếng hát trên sông Lô.
Trường ca Sông Lô được Phạm Duy đánh giá là "tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương".
Tháng 3/1948, Văn Cao được kết nạp vào Đảng. Sáng tác Ngày mùa. Cuối 1948, Văn Cao được lệnh về Liên Khu Ba. Gặp lại Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị... Sáng tác Tiến về Hà Nội. Tổ chức triển lãm chung. Bức tranh Cây đàn đỏ của Văn Cao bị phê bình. Giữa 1949, Văn Cao lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Chuyến đi rất gian nan nguy hiểm.
Tháng 1/1950, đảng Cộng sản tuyên bố chính thức theo đường lối Trung Quốc, thực hiện đấu tranh giai cấp trên toàn lãnh thổ.
Tháng 8/1950, Đại hội văn nghệ Việt Bắc quyết định loại trừ Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch thơ... bị coi là tàn tích của phong kiến và tư sản, chỉ giữ lại thoại kịch. Phạm Duy bị kiểm điểm. Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ. Văn nghệ sĩ, người vào Liên Khu Tư "vùng tự do" với tướng Nguyễn Sơn, người bỏ về thành như Vũ Bằng, Kim Tiêu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phan Tại, v.v...
Tại Việt Bắc, Văn Cao tham gia chiến dịch biên giới. Phụ trách giảng dạy ở trường Âm Nhạc Việt Bắc. Sáng tác: Tiểu đoàn Lũng Vài, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Công nhân Việt Nam, Toàn quốc thi đua...
1952, Văn Cao được cử đi Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, theo Hoàng Văn Chí, "Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên Xô là Chostakovitch". Các tài liệu khác, không nói đến cuộc gặp gỡ này, vì Chostakovitch cũng có "vấn đề", số phận trầm luân, tương tự Văn Cao chăng? Hoàng Văn Chí viết tiếp: "Tuy nhiên sau khi đi Mạc Tư Khoa về, Văn Cao bắt đầu tỏ ý thất vọng: Liên Xô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước thì cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển hình ở Việt Bắc".
Có thể nói, chuyến đi Liên Xô 1952, đối với Văn Cao tương tự như chuyến đi Liên Xô 1936 đối với André Gide: họ đã nhìn thấy mặt thật của "thiên đường".
1954, hòa bình lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc đài Phát thanh Hà Nội.
1956, tham gia NVGP với bài thơ 'Anh có nghe thấy không', đăng trên Giai Phẩm Mùa Xuân. Sáng tác trường ca 'Những người trên cửa biển', một đoạn in trên Nhân Văn số 4.
1958, bị kỷ luật, không nặng như các thành viên chính, phải đi thực tế Điện Biên cùng Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Đến Hai Lót, Văn Cao đau dạ dày, được đưa về bệnh viện Lai Châu.
Sau Nhân Văn, người ta định chọn Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay thế, nhưng rồi Tiến quân ca vẫn được giữ lại. Các tác phẩm khác của Văn Cao bị cấm. Chìm vào quên lãng trong ba mươi năm, Văn Cao sống cô đơn và gian khổ như các thành viên NVGP khác. Ông vẽ bìa sách, minh họa cho các báo, trang trí sân khấu, làm nhạc đệm cho một số phim... Sau ngày thống nhất đất nước, Văn Cao sáng tác Mùa xuân đầu tiên (1976), không được hát, có lẽ vì những câu "Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người".
1980, Hiến Pháp mới không ghi Tiến quân ca là quốc ca. Trong các buổi chào cờ, người ta cử nhạc. Không lời.
1981, một cuộc "vận động sáng tác quốc ca" được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế.
1983, lễ mừng Văn Cao 60 tuổi được tổ chức. Các bản nhạc Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ... được tình diễn trở lại.
1988, Văn Cao được chính thức "phục hồi" cùng các thành viên NVGP. Tập nhạc Thiên Thai và tập thơ Lá được phép xuất bản.
1993, Quốc hội xác định: Tiến quân ca là quốc ca Việt Nam.
Văn Cao mất ngày 10/7/1995, tại Hà Nội.
Tác phẩm
Ca Khúc: Buồn tàn thu (1939), Thiên thai (1941), Suối mơ (1942), Thu cô liêu (1942), Bến xuân (1942-1945, sửa lời và đổi thành Đàn Chim Việt), Cung đàn xưa (1942), Trương Chi (1942), Vui lên đường, Gió núi, Anh em khá cầm tay, Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang (1941), Gò Đống Đa (1942), Thăng Long hành khúc ca (1943), Tiến quân ca (1944), Chiến sĩ Hải quân (1945), Chiến sĩ Không quân (1945) Bắc Sơn (1945), Chiến sĩ Việt Nam (1945), Làng tôi (1947), Sông Lô (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1949), Mùa xuân đầu tiên (1976)... (Năm sáng tác ghi ở đây không chính xác vì các tài liệu viết khác nhau).
Đã in: Thiên Thai, tuyển tập nhạc Văn Cao (Trẻ, 1988), Lá (Tác Phẩm Mới, 1989), 28 bài; Tuyển tập Văn Cao (Văn Học, 1994) gồm các bài đã in trong Lá, thêm 20 bài nữa.
Ngày 17 và 19 tháng tám 1945 và Tiến Quân Ca
Tiến Quân Ca được viết từ mùa thu năm 1944, nhưng đến tháng tám năm 1945, mới có vai trò lịch sử. Chủ động trong hai ngày 17 và 19/8/45. Vậy những tác nhân chính viết gì về những ngày lịch sử đó?
Phạm Duy viết: "Sau khi Nhật đầu hàng, Quân Đội Nhật ở Việt Nam trao trả phủ Toàn Quyền cho phủ Khâm Sai Bắc Bộ. Để tỏ ý chí bảo vệ đất nước, vào ngày 17 tháng 8, công chức Hà Nội được lệnh của vị Khâm Sai Phan Kế Toại đứng ra tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc mít tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của Nhà Hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.
Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đích thân đứng ra tổ một cuộc mít tinh khổng lồ cũng ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội. Sau đó đoàn người biểu tình kéo đến bao vây Bắc Bộ Phủ. Ông Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng ngay. Coi như cướp được quyền hành chánh rồi, đoàn người kéo luôn qua trại Khố Xanh ở đường Đồng Khánh để cướp quyền quân sự. Một ngàn lính Bảo An ở trong trại không kháng cự. Cờ quẻ Ly được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.
Thế là cuộc tổng khởi nghĩa thành công tại Hà Nội. Một Ủy Ban Nhân Dân được thành lập ngay hôm đó. Đồng thời tại nhiều địa phương, các đoàn võ trang tuyên truyền được gọi là "Dân Quân Giải Phóng" cũng tới chiếm chính quyền trong tay các tỉnh trưởng hay quận trưởng của một chính phủ mà ông Thủ Tướng là Trần Trọng Kim đã từ chức".
Trong đoạn hồi ký trên, Phạm Duy viết ngắn và rất chi tiết, nhưng ông không hề nhắc đến vai trò của mình trong ngày 17/8/1945, chỉ ghi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao và trong cuốn hồi ký, ông cho biết những ngày ấy ông ở trong Nam. Điều đó dễ hiểu vì Phạm Duy không thể công khai nhìn nhận mình có "vai trò lịch sử trong những ngày Việt Minh cướp chính quyền" cũng như Lê Đạt không thể công khai nhận mình đã theo Quốc Dân Đảng.
Nhưng Văn Cao ghi lại rõ ràng, trong hồi ký như sau: "Tôi ở lại một mình trên căn gác vắng vào những ngày đầu thu năm 1944.
Tin từ Hải Phòng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường để lạc mất đứa cháu con anh cả tôi. Nó mới lên ba. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó đã nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy rét sớm hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn đêm mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.
Căn gác được thêm một người ở. Anh Ph. D. là bạn thân của tôi từ Hải Phòng lên. Anh mới nhận nhiệm vụ làm giao thông của tổ chức giữa hai tỉnh Hà Nội và Hải Phòng. Từ lâu, tôi vẫn biết Ph. D là người của đoàn thể, và thường chú ý giúp đỡ tôi. (...) Lần này, Ph. D. lên ở với tôi vào giữa lúc tôi đã muốn bỏ tất cả hội họa, thơ ca, âm nhạc, bỏ tất cả giấc mơ sáng tạo thường đêm đêm đan mãi đan mãi cái vành mũ triền miên trên đầu như một vòng ánh sáng thần thánh.
Một hôm, Ph. D. nói với tôi:
- Văn có nhớ anh Vũ Quý không? Anh ấy vẫn ở Hà Nội? Văn có muốn gặp anh ấy không?
Tôi biết đồng chí Vũ Quý trong những ngày còn là vận động viên bơi lội ở Hải Phòng. Chúng tôi thường tập luyện hàng ngày trên sông Cấm. Từ khi biết anh bị mật thám Pháp bắt hụt, tôi hết sức khâm phục. Thế ra người cộng sản ấy vẫn hoạt động tại Hà Nội. Anh ấy vẫn nhớ đến tôi.
Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quý. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng, và một số ca khúc khác. Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn, ở đấy quyết định một cuộc đời mới của tôi. Câu chuyện của chúng tôi thật hết sức đơn giản.
- Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?
- Được.
- Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và chờ quyết định công tác. Ngày đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.
Vũ Quý đến tìm tôi và giao công tác:
- Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, nên phải dùng những điệu hướng đạo. Khoá quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.
Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen cố tìm một cái gì để nói, tìm một âm thanh đầu tiên. (...) Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một cái ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc. Không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về gác tôi viết được nét nhạc đầu bài Tiến Quân Ca.
Những ngày ấy, Ph. D. sống chung với tôi. Thỉnh thoảng anh về Hải Phòng và mang tiền bán tín phiếu do các cơ sở gửi lên. Quần chúng ủng hộ Việt Minh ngày càng nhiều.(...)
Tôi thường nhìn Ph. D. mỗi lần anh đóng gói đi xa và lắng nghe tiếng còi tàu ngoài ga Hàng Cỏ để chờ một chuyến tàu đêm. Dưới ngọn đèn dầu, bộ mặt ngăm ngăm đen của anh chỉ thấy ánh lên đôi mắt sâu và trầm lặng. Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh của từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến Quân Ca.(...)
Ngày 17 tháng tám 1945, tôi đến dự cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn nhà hát lớn xuống. Bài "Tiến quân ca" đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên vang theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in "Tiến quân ca" được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh.
Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa nhà Hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph. D. qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất".
Đoạn hồi ký này xác định năm sự kiện quan trọng:
1/ Bà mẹ Văn Cao vì đói khổ, phải đưa các cháu từ Nam Định ra Hải Phòng, giữa đường bị lạc mất đứa cháu lên ba. Việc này Hoàng Văn Chí có ghi lại đúng như thế.
2/ Phạm Duy ở trong "tổ chức" trước Văn Cao. Điều đó dễ hiểu vì Phạm Duy khi học trường Thăng Long là học trò của Võ Nguyên Giáp.
3/ Phạm Duy "nhắc nhở" Văn Cao tìm gặp Vũ Quý.
4/ Phạm Duy "chứng kiến sự ra đời của bài Tiến Quân Ca" ở căn gác phố Mongrand.
5/ Phạm Duy "buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát trước quần chúng lần đầu tiên" với "sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng" trong ngày 17/8/1945.
Trước kháng chiến, câu "Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn" của Văn Cao đã trở thành huyền thoại.
Lần này, Văn Cao muốn trả lại vai trò lịch sử của Phạm Duy đối với Cách Mạng Tháng Tám. Vai trò đã bị lịch sử một chiều cuốn đi, cướp mất. Văn Cao muốn cái gì của César phải trả về cho César.
Nhân Văn Giai Phẩm: Thơ Văn Cao
Sau khi hoà bình lập lại, Văn Cao không sáng tác ca khúc nữa. Ông trở lại với hội họa thì Hoàng Cầm đến mời ông viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân.
Văn Cao nhận lời và làm thơ, vì chỉ có thơ mới nói được những bi đát sâu lắng trong nội cảnh của tâm hồn. Với sự "đốc thúc" của Hoàng Cầm, Văn Cao dành cả mùa xuân để sáng tác trường ca Những người trên cửa biển.
Lần này trở lại, Văn Cao như người anh cả, đứng lên chỉ mặt bọn người đã làm cho nghệ sĩ phải điêu đứng trong sáng tác từ 1949. Tác giả quốc ca hỏi tội trong 'Anh có nghe thấy không':
"Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả"
"Chúng nó" đây là những khuôn mặt đã tạo dựng nên cái xã hội có nửa mặt:
"Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong".
"Chúng nó" đây là những con người:
"... những con người khôn ngoan
Không có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng"
"Chúng nó" đây là những vi khuẩn đã len lỏi vào sự sống của con người:
"Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
Ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mắt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm"
Và một lần nữa tác giả Tiến Quân Ca kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ tự do như đã từng bảo vệ tổ quốc:
"Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta."
Những lời kêu gọi thiết tha trên đây của Văn Cao làm rung động những tâm hồn yêu tự do, yêu nghệ thuật và yêu đất nước. Chỉ riêng những kẻ cảm thấy mình bị gọi là "chúng nó" mới động lòng. Xuân Diệu thốt lên những lời tàn nhẫn:
"Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. (...)
Vào đời giữa thời phát-xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lúc lớn lên nhạy cảm nhất lại là lúc chủ nghĩa đế quốc Pháp Nhật toát ra cái chất cuối mùa đồi trụy nhất, phản động nhất, Văn Cao đã ngộ độc rất nặng. (...)
Trong bài hát Trương Chi, Văn Cao gán cho người đánh cá cái khinh bạc tột độ của mình, không coi nhân quần ra cái gì hết, chỉ có một mình mình trên trái đất; hơi lạnh của chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối toát ra như một âm khí nặng nề:
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta! (...)
Những ngày đầu Cách Mạng Tháng Tám, những ý nghĩ phiêu lưu, tìm thi vị xa vời, mới lạ trong cách mạng, là một chặng đường tất yếu của tư tưởng nhiều người; mơ ước “Hải quân Việt Nam”, “Không quân Việt Nam” lúc đó cũng là một trạng thái của lòng yêu nước.
Nhưng ta phải giật mình khi nhớ lại những lời hát:
Ta là đàn chim bay trên mây xanh
Mắt nhìn trong khói những kinh thành tan…
… Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ta không trách trình độ chính trị của ta và của tác giả khi đó còn thấp. Chúng ta giật mình vì cái lối bay để mà bay, tự say lấy mình đó là tiền thân của cái lối “Hãy đi mãi” của Trần Dần; chúng ta giật mình hơn nữa là cái máu anh hùng chủ nghĩa làm cho Văn Cao sảng khoái nhìn thấy “những kinh thành tan” dưới bom đạn mà không chút xót thương, và “chiến công ngang trời” kia lại là của “không quân Việt Nam”, mà không nói là chiến tranh tự vệ!
Mấy bài thơ năm 1946, 1948 của Văn Cao, có dụng ý tốt, nhưng cũng bộc lộ cái tính chất nghệ thuật của Văn Cao, thích khúc mắc, khó hiểu, thích loè lên lấp lánh, pha với sự lập dị, chộ người, toát ra một màu vị tan rã, như bài "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc", hay như bài "Ngoại ô mùa đông 46"[73]
Ta đi trong nhà đổ
Nghe thời gian đã nhạt khúc ân tình
Tuy phòng the chiếc áo trẻ sơ sinh
Còn xiêm hài dành hương phấn cũ…
...
Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp
Gió lạnh khi qua viện tàng thư
Cháy cong queo, bìa giữ chút di từ
Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche… (...)
Giả dối như một con mèo, kín nhẹn như một bàn tay âm mưu trong truyện trinh thám, bài thơ Anh có nghe thấy không? lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì. Văn Cao gọi ai là “chúng nó”? Đối lập với ai là “chúng ta”?
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả (...)
Trên đất nước ta “chúng nó” là Mỹ-Diệm ở miền Nam, là tay chân Mỹ-Diệm ở miền Bắc, là bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm; chúng nó là thế đấy (...)
Những con người của chúng ta, từ Cách Mạng Tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng thành dần dần và mãnh liệt, để đi tới “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, dù chúng ta có còn khuyết điểm, nhược điểm gì, cả Trái Đất cũng biết chúng ta vĩ đại!"
Lời Xuân Diệu chứng minh những điều Văn Cao viết về "chúng nó" là đúng. Xuân Diệu còn cho biết: Đảng chưa bao giờ hiểu nghệ thuật của Văn Cao. Tất cả những sáng tác tuyệt vời của Văn Cao đều bị Đảng coi là "thuốc độc". Tóm lại, Đảng chỉ lợi dụng bài Tiến Quân Ca.
Nhưng Văn Cao không thuộc về Đảng. Văn Cao là nghệ sĩ của dân tộc. Nếu nhạc Văn Cao đưa người vào mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông 1946, Những người trên cửa Biển và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do trong các bài thơ ngắn, cô đọng đau thương những giọt nước mắt không rơi ngoài tim mình như lời thơ Thanh Tâm Tuyền.
Nhạc sĩ kỳ tài, Văn Cao còn là nghệ sĩ tiên phong trong hội họa và thi ca. Ngày nay khó tìm được họa phẩm của Văn Cao nhưng theo Tạ Tỵ, Văn Cao đã tự trình bày bìa những bản nhạc của mình bằng những bức tranh avant garde. Nếu tìm lại được những bản nhạc đó, ta có thể có ý niệm về hội họa tiên phong của Văn Cao.
Riêng về thơ, Văn Cao âm thầm tiếp tục con đường tân tạo. Mỗi chặng sống, ông viết những tác phẩm giá trị.
Sau Nhân Văn, Văn Cao vẫn làm thơ. Lần này thơ ông đi sâu vào nội tâm con người. Một con người:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
Con người bị cầm tù tư tưởng âm thầm nhìn cái chết chậm, như bức tường vô tri, nhích dần, nhích dần trên thân xác mình:
Cái bức tường lê từng bước một
Đến gần chân chúng tôi hàng ngày
Chúng tôi nhìn chậm chạp
Châm chạp một cái chết
Thời gian đang héo thời gian đang rụng
Bài thơ khóc Nguyễn Huy Tưởng, nhưng là điếu tang những người bị mất tự do. Bài thơ bị cấm trong ba mươi năm. Kiên trì, Văn Cao vẫn tiếp tục vẽ bằng thơ. Lần này ông phác họa chân dung một kẻ xưa kia là bạn:
Tôi đã gặp lại anh
Im lìm như một bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu
Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ còn hai con mắt
Trắng dã không thể lừa dối
Bài Ba biến khúc tuổi 65, tổng kết cuộc đời Văn Cao trong một tình thế chính trị không lối thoát. Biến khúc I viết về thời kháng chiến trừ gian:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống ...
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao.
Những lời tự họa đớn đau của Văn Cao đã gặp những lời tự phán kinh hoàng của Nhất Linh trong Giòng sông Thanh Thủy: Khi anh đã lọt vào guồng máy, anh sẽ phải giết người, anh sẽ có «bàn tay bẩn» (JP Sartre).
Biến khúc II viết về bi kịch của người Nhân Văn:
Tôi đi trên phố
bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.
Chạy hết trọn đời, nhưng người Nhân Văn không tìm ra lối thoát. Biến khúc III, viết về mạng lưới công an trị:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được...
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
Sau Nhân Văn, người ta vẫn không dám đối xử với tác giả Tiến Quân Ca như những thành viên khác của NVGP. Họ đành đưa Văn Cao vào bóng tối. Không nhắc tới. Không cho in. Không cho hát. Không cho vẽ. Trong ba mươi năm. Nhưng Văn Cao vẫn hiện diện. Hiện diện bằng sự vắng mặt. Người dân miền Nam vẫn nghe những tuyệt tác của Văn Cao qua tiếng hát những ca sĩ thượng thặng Thái Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly... Và người dân miền Bắc mỗi lần chào cờ là một lần hội ngộ với Văn Cao.
Sau này, khi đất nước ra khỏi chế độ toàn trị, lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với Đảng Cộng Sản sẽ không còn lý do tồn tại. Nhưng Tiến Quân Ca là xương thịt của một nghệ sĩ thiên tài, suốt đời đóng góp cho nghệ thuật chân chính và tranh đấu cho tự do của đất nước, sẽ mãi mãi còn lại. Bởi khó có tác phẩm nào thay thế được Tiến Quân Ca trong lòng dân tộc Việt Nam.
Tác giả: Thụy Khuê
Tìm hiểu cuộc đời của Văn Cao cũng là tìm hiểu giai đoạn lịch sử 45-46, mà các văn nghệ sĩ xuất thân từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhiều thành phần chính trị và phi chính trị khác nhau đã theo Việt Minh để tranh đấu cho một lý tưởng: chống Pháp. Những Văn Cao, Phạm Duy, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước,... đã có một thời hoạt động chung vai sát cánh, nhưng rồi chính trị sẽ phân lìa mỗi người một con đường, một chiến tuyến.
Tìm hiểu Văn Cao tức là tìm hiểu tại sao có sự chia cắt tinh thần và thể xác Việt Nam, tìm hiểu sự tranh giành ảnh hưởng giữa các đảng phái chính trị trên đường giành độc lập, để thoát khỏi cái nhìn một chiều về lịch sử: lịch sử ta-địch trong quá trình đấu tranh giai cấp.
Tìm hiểu Văn Cao là để tìm đến nguồn cội của vấn đề: Văn hoá Việt Nam là một toàn khối, không thể chia đôi. Tâm hồn Việt Nam là một toàn khối, không thể phân liệt. Toàn khối ấy đã thể hiện trong cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1950: Hầu hết các văn nghệ sĩ ở mọi khuynh hướng đều cùng nhau chung lòng cứu quốc.
Văn Cao, Phạm Duy hai khuôn mặt điển hình nhất của nền Tân nhạc Việt Nam: cùng theo kháng chiến từ phút đầu. Cùng có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1951, Phạm Duy vào thành, Văn Cao ở lại, mỗi người một giới tuyến. Nhưng tác phẩm của họ, mãi mãi sẽ là của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tiểu sử
Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, sinh ngày 15/11/1923 tại làng Lạch Trai (gần Hải Phòng) mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Nguyên quán làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Học tiểu học trường Bonnal, trung học trường dòng Saint-Joseph, ở đây được học thêm âm nhạc. Cha là Nguyễn Văn Tề, cai máy nước. Vì cha bị mất việc, Văn Cao phải bỏ học, làm điện thoại viên ở bưu điện Hải Phòng, được một tháng, bỏ.
Cuối 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tiên Buồn tàn thu, ảnh hưởng Lê Thương, bản nhạc được Phạm Duy đem đi hát khắp nơi. 1940, Văn Cao đi Hà Nội, Huế, Sài Gòn, tiếp xúc với phong cảnh nên thơ và âm nhạc trữ tình của Huế và thơ Hàn Mặc Tử tại Sài Gòn.
Tựu trung, thời kỳ 1940-43, Văn Cao sáng tác sung mãn nhất. Những ca khúc lịch sử đi đôi với ca khúc lãng mạng trữ tình: Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... và cũng là thời kỳ gắn bó cộng tác văn nghệ và hoạt động cách mạng giữa hai nhân tài: Văn Cao-Phạm Duy.
Năm 1942, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính (auditeur libre) trường Mỹ Thuật Đông Dương, và lần đầu tiên, thơ văn của ông được Vũ Bằng đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy.
1943, triển lãm tranh lần đầu ở Salon Unique - Phòng Triển lãm Độc đáo. Bức tranh Les Suicidés - Những kẻ tự sát của Văn Cao gây tiếng vang trong giới hội hoạ, theo Tạ Tỵ, đã có ý thức cách mạng.
1944, Văn Cao được Vũ Quý, quyền bí thư Thành Ủy Hà Nội, giác ngộ vào Việt Minh, giao công tác viết bài hát cho khoá Quân chính kháng Nhật, sáng tác Tiến quân ca.
1945, Văn Cao vào Đội Trừ Gian. Tháng 7/45, bắn chết Đỗ Đức Phin ở Hải Phòng. Bắn hụt Cung Đình Vận và Võ Văn Cẩm tại Hà Nội. Làm báo Lao Động (bí mật) của Việt Minh, Văn Cao tự tay chép lời và nhạc Tiến quân ca vào đá (litho), in trên Lao Động số 1, tháng 11/1944.
1945, sáng tác bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, và các ca khúc: Chiến sĩ Việt Nam, Chiến sĩ Hải quân, Chiến sĩ Không quân, Bắc Sơn. Bài Không quân Việt Nam sau này trở thành bài đoàn ca của Không quân Việt Nam Cộng Hoà.
Ngày 17/8/1945, trong buổi mít-tinh của công chức, bài Tiến quân ca được Phạm Duy "cướp micro" hát lần đầu tiên và duy nhất tại nhà Hát Lớn, Hà Nội.
Ngày 19/8/1945, Việt Minh "cướp chính quyền", dàn đồng ca Thiếu niên Tiền phong do Văn Cao điều khiển hát bài Tiến quân ca tại quảng trường Nhà hát lớn.
Ngay sau cách mạng tháng tám, Vũ Quý bị chết trong một hoàn cảnh bí mật.
Đầu năm 1946, Quốc hội khoá I công nhận Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam. 1946, Văn Cao sáng tác bài thơ Ngoại ô mùa đông 46.
Theo Tạ Tỵ và Vũ Bằng, Văn Cao có vợ trước cách mạng tháng Tám. Nhưng có lẽ chỉ mới đính hôn, sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/46, Văn Cao và gia đình Thúy Băng rời Hà Nội ra chợ Đại, gần Hà Đông, thuộc Liên Khu Ba, mới chính thức làm lễ cưới ở thôn Ba Thá. Ở Liên Khu Ba không được bao lâu, Văn Cao nhận được chỉ thị lên Phú Thọ, rồi Lào Cai, mở Quán Biên Thùy trá hình làm tình báo trong Liên Khu 10, từ xuân 1947 đến thu 1947. Phạm Duy có lên hát ở đây.
Thu 1947, Văn Cao được lệnh về Vĩnh Yên làm báo Độc Lập. Rồi lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Trên đường ngược sông Lô lên Phú Thọ, Văn Cao mục kích chiến địa hoang tàn: Tháng 10/47, quân Pháp gồm mười lăm tiểu đoàn chia làm nhiều đạo tấn công Việt Bắc, mục đích tiêu diệt Bộ chỉ huy kháng chiến, nhưng không thành. Cụ Nguyễn Văn Tố -Bộ trưởng không bộ- bị chết.
Ngày 7/10, Pháp chiếm Sơn Tây.
12/10, Việt Minh kêu gọi triệt để áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến.
13/10 Pháp chiếm Bắc Cạn, Cao Bằng.
20/10 Pháp chiếm Yên Bái. 21/10 Pháp chiếm Chapa.
30/10/47 Pháp chiếm Lao Cai. Bản thảo Kiều Loan của Hoàng Cầm phải ném xuống hồ Ba Bể cùng các bản thảo khác.
Theo Phạm Duy, sau chiến thắng sông Lô, Cục Chính trị điều động các nhạc sĩ viết về Sông Lô để kích động tinh thần chiến sĩ: Lương Ngọc Trác sáng tác Lô Giang, Văn Cao, trường ca Sông Lô, Đỗ Nhuận: Du kích sông Thao, Nguyễn Đình Phúc: Bến bình ca, Phạm Duy: Tiếng hát trên sông Lô.
Trường ca Sông Lô được Phạm Duy đánh giá là "tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương".
Tháng 3/1948, Văn Cao được kết nạp vào Đảng. Sáng tác Ngày mùa. Cuối 1948, Văn Cao được lệnh về Liên Khu Ba. Gặp lại Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị... Sáng tác Tiến về Hà Nội. Tổ chức triển lãm chung. Bức tranh Cây đàn đỏ của Văn Cao bị phê bình. Giữa 1949, Văn Cao lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Chuyến đi rất gian nan nguy hiểm.
Tháng 1/1950, đảng Cộng sản tuyên bố chính thức theo đường lối Trung Quốc, thực hiện đấu tranh giai cấp trên toàn lãnh thổ.
Tháng 8/1950, Đại hội văn nghệ Việt Bắc quyết định loại trừ Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch thơ... bị coi là tàn tích của phong kiến và tư sản, chỉ giữ lại thoại kịch. Phạm Duy bị kiểm điểm. Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ. Văn nghệ sĩ, người vào Liên Khu Tư "vùng tự do" với tướng Nguyễn Sơn, người bỏ về thành như Vũ Bằng, Kim Tiêu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phan Tại, v.v...
Tại Việt Bắc, Văn Cao tham gia chiến dịch biên giới. Phụ trách giảng dạy ở trường Âm Nhạc Việt Bắc. Sáng tác: Tiểu đoàn Lũng Vài, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Công nhân Việt Nam, Toàn quốc thi đua...
1952, Văn Cao được cử đi Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, theo Hoàng Văn Chí, "Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên Xô là Chostakovitch". Các tài liệu khác, không nói đến cuộc gặp gỡ này, vì Chostakovitch cũng có "vấn đề", số phận trầm luân, tương tự Văn Cao chăng? Hoàng Văn Chí viết tiếp: "Tuy nhiên sau khi đi Mạc Tư Khoa về, Văn Cao bắt đầu tỏ ý thất vọng: Liên Xô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước thì cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển hình ở Việt Bắc".
Có thể nói, chuyến đi Liên Xô 1952, đối với Văn Cao tương tự như chuyến đi Liên Xô 1936 đối với André Gide: họ đã nhìn thấy mặt thật của "thiên đường".
1954, hòa bình lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc đài Phát thanh Hà Nội.
1956, tham gia NVGP với bài thơ 'Anh có nghe thấy không', đăng trên Giai Phẩm Mùa Xuân. Sáng tác trường ca 'Những người trên cửa biển', một đoạn in trên Nhân Văn số 4.
1958, bị kỷ luật, không nặng như các thành viên chính, phải đi thực tế Điện Biên cùng Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Đến Hai Lót, Văn Cao đau dạ dày, được đưa về bệnh viện Lai Châu.
Sau Nhân Văn, người ta định chọn Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay thế, nhưng rồi Tiến quân ca vẫn được giữ lại. Các tác phẩm khác của Văn Cao bị cấm. Chìm vào quên lãng trong ba mươi năm, Văn Cao sống cô đơn và gian khổ như các thành viên NVGP khác. Ông vẽ bìa sách, minh họa cho các báo, trang trí sân khấu, làm nhạc đệm cho một số phim... Sau ngày thống nhất đất nước, Văn Cao sáng tác Mùa xuân đầu tiên (1976), không được hát, có lẽ vì những câu "Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người".
1980, Hiến Pháp mới không ghi Tiến quân ca là quốc ca. Trong các buổi chào cờ, người ta cử nhạc. Không lời.
1981, một cuộc "vận động sáng tác quốc ca" được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế.
1983, lễ mừng Văn Cao 60 tuổi được tổ chức. Các bản nhạc Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ... được tình diễn trở lại.
1988, Văn Cao được chính thức "phục hồi" cùng các thành viên NVGP. Tập nhạc Thiên Thai và tập thơ Lá được phép xuất bản.
1993, Quốc hội xác định: Tiến quân ca là quốc ca Việt Nam.
Văn Cao mất ngày 10/7/1995, tại Hà Nội.
Tác phẩm
Ca Khúc: Buồn tàn thu (1939), Thiên thai (1941), Suối mơ (1942), Thu cô liêu (1942), Bến xuân (1942-1945, sửa lời và đổi thành Đàn Chim Việt), Cung đàn xưa (1942), Trương Chi (1942), Vui lên đường, Gió núi, Anh em khá cầm tay, Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang (1941), Gò Đống Đa (1942), Thăng Long hành khúc ca (1943), Tiến quân ca (1944), Chiến sĩ Hải quân (1945), Chiến sĩ Không quân (1945) Bắc Sơn (1945), Chiến sĩ Việt Nam (1945), Làng tôi (1947), Sông Lô (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1949), Mùa xuân đầu tiên (1976)... (Năm sáng tác ghi ở đây không chính xác vì các tài liệu viết khác nhau).
Đã in: Thiên Thai, tuyển tập nhạc Văn Cao (Trẻ, 1988), Lá (Tác Phẩm Mới, 1989), 28 bài; Tuyển tập Văn Cao (Văn Học, 1994) gồm các bài đã in trong Lá, thêm 20 bài nữa.
Ngày 17 và 19 tháng tám 1945 và Tiến Quân Ca
Tiến Quân Ca được viết từ mùa thu năm 1944, nhưng đến tháng tám năm 1945, mới có vai trò lịch sử. Chủ động trong hai ngày 17 và 19/8/45. Vậy những tác nhân chính viết gì về những ngày lịch sử đó?
Phạm Duy viết: "Sau khi Nhật đầu hàng, Quân Đội Nhật ở Việt Nam trao trả phủ Toàn Quyền cho phủ Khâm Sai Bắc Bộ. Để tỏ ý chí bảo vệ đất nước, vào ngày 17 tháng 8, công chức Hà Nội được lệnh của vị Khâm Sai Phan Kế Toại đứng ra tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc mít tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của Nhà Hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.
Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đích thân đứng ra tổ một cuộc mít tinh khổng lồ cũng ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội. Sau đó đoàn người biểu tình kéo đến bao vây Bắc Bộ Phủ. Ông Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng ngay. Coi như cướp được quyền hành chánh rồi, đoàn người kéo luôn qua trại Khố Xanh ở đường Đồng Khánh để cướp quyền quân sự. Một ngàn lính Bảo An ở trong trại không kháng cự. Cờ quẻ Ly được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.
Thế là cuộc tổng khởi nghĩa thành công tại Hà Nội. Một Ủy Ban Nhân Dân được thành lập ngay hôm đó. Đồng thời tại nhiều địa phương, các đoàn võ trang tuyên truyền được gọi là "Dân Quân Giải Phóng" cũng tới chiếm chính quyền trong tay các tỉnh trưởng hay quận trưởng của một chính phủ mà ông Thủ Tướng là Trần Trọng Kim đã từ chức".
Trong đoạn hồi ký trên, Phạm Duy viết ngắn và rất chi tiết, nhưng ông không hề nhắc đến vai trò của mình trong ngày 17/8/1945, chỉ ghi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao và trong cuốn hồi ký, ông cho biết những ngày ấy ông ở trong Nam. Điều đó dễ hiểu vì Phạm Duy không thể công khai nhìn nhận mình có "vai trò lịch sử trong những ngày Việt Minh cướp chính quyền" cũng như Lê Đạt không thể công khai nhận mình đã theo Quốc Dân Đảng.
Nhưng Văn Cao ghi lại rõ ràng, trong hồi ký như sau: "Tôi ở lại một mình trên căn gác vắng vào những ngày đầu thu năm 1944.
Tin từ Hải Phòng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường để lạc mất đứa cháu con anh cả tôi. Nó mới lên ba. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó đã nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi tìm cách giúp đỡ. Năm ấy rét sớm hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn đêm mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.
Căn gác được thêm một người ở. Anh Ph. D. là bạn thân của tôi từ Hải Phòng lên. Anh mới nhận nhiệm vụ làm giao thông của tổ chức giữa hai tỉnh Hà Nội và Hải Phòng. Từ lâu, tôi vẫn biết Ph. D là người của đoàn thể, và thường chú ý giúp đỡ tôi. (...) Lần này, Ph. D. lên ở với tôi vào giữa lúc tôi đã muốn bỏ tất cả hội họa, thơ ca, âm nhạc, bỏ tất cả giấc mơ sáng tạo thường đêm đêm đan mãi đan mãi cái vành mũ triền miên trên đầu như một vòng ánh sáng thần thánh.
Một hôm, Ph. D. nói với tôi:
- Văn có nhớ anh Vũ Quý không? Anh ấy vẫn ở Hà Nội? Văn có muốn gặp anh ấy không?
Tôi biết đồng chí Vũ Quý trong những ngày còn là vận động viên bơi lội ở Hải Phòng. Chúng tôi thường tập luyện hàng ngày trên sông Cấm. Từ khi biết anh bị mật thám Pháp bắt hụt, tôi hết sức khâm phục. Thế ra người cộng sản ấy vẫn hoạt động tại Hà Nội. Anh ấy vẫn nhớ đến tôi.
Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quý. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng, và một số ca khúc khác. Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn, ở đấy quyết định một cuộc đời mới của tôi. Câu chuyện của chúng tôi thật hết sức đơn giản.
- Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?
- Được.
- Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và chờ quyết định công tác. Ngày đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.
Vũ Quý đến tìm tôi và giao công tác:
- Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, nên phải dùng những điệu hướng đạo. Khoá quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.
Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen cố tìm một cái gì để nói, tìm một âm thanh đầu tiên. (...) Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một cái ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc. Không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về gác tôi viết được nét nhạc đầu bài Tiến Quân Ca.
Những ngày ấy, Ph. D. sống chung với tôi. Thỉnh thoảng anh về Hải Phòng và mang tiền bán tín phiếu do các cơ sở gửi lên. Quần chúng ủng hộ Việt Minh ngày càng nhiều.(...)
Tôi thường nhìn Ph. D. mỗi lần anh đóng gói đi xa và lắng nghe tiếng còi tàu ngoài ga Hàng Cỏ để chờ một chuyến tàu đêm. Dưới ngọn đèn dầu, bộ mặt ngăm ngăm đen của anh chỉ thấy ánh lên đôi mắt sâu và trầm lặng. Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh của từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến Quân Ca.(...)
Ngày 17 tháng tám 1945, tôi đến dự cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn nhà hát lớn xuống. Bài "Tiến quân ca" đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên vang theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in "Tiến quân ca" được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh.
Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa nhà Hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph. D. qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất".
Đoạn hồi ký này xác định năm sự kiện quan trọng:
1/ Bà mẹ Văn Cao vì đói khổ, phải đưa các cháu từ Nam Định ra Hải Phòng, giữa đường bị lạc mất đứa cháu lên ba. Việc này Hoàng Văn Chí có ghi lại đúng như thế.
2/ Phạm Duy ở trong "tổ chức" trước Văn Cao. Điều đó dễ hiểu vì Phạm Duy khi học trường Thăng Long là học trò của Võ Nguyên Giáp.
3/ Phạm Duy "nhắc nhở" Văn Cao tìm gặp Vũ Quý.
4/ Phạm Duy "chứng kiến sự ra đời của bài Tiến Quân Ca" ở căn gác phố Mongrand.
5/ Phạm Duy "buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát trước quần chúng lần đầu tiên" với "sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng" trong ngày 17/8/1945.
Trước kháng chiến, câu "Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn" của Văn Cao đã trở thành huyền thoại.
Lần này, Văn Cao muốn trả lại vai trò lịch sử của Phạm Duy đối với Cách Mạng Tháng Tám. Vai trò đã bị lịch sử một chiều cuốn đi, cướp mất. Văn Cao muốn cái gì của César phải trả về cho César.
Nhân Văn Giai Phẩm: Thơ Văn Cao
Sau khi hoà bình lập lại, Văn Cao không sáng tác ca khúc nữa. Ông trở lại với hội họa thì Hoàng Cầm đến mời ông viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân.
Văn Cao nhận lời và làm thơ, vì chỉ có thơ mới nói được những bi đát sâu lắng trong nội cảnh của tâm hồn. Với sự "đốc thúc" của Hoàng Cầm, Văn Cao dành cả mùa xuân để sáng tác trường ca Những người trên cửa biển.
Lần này trở lại, Văn Cao như người anh cả, đứng lên chỉ mặt bọn người đã làm cho nghệ sĩ phải điêu đứng trong sáng tác từ 1949. Tác giả quốc ca hỏi tội trong 'Anh có nghe thấy không':
"Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả"
"Chúng nó" đây là những khuôn mặt đã tạo dựng nên cái xã hội có nửa mặt:
"Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong".
"Chúng nó" đây là những con người:
"... những con người khôn ngoan
Không có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng"
"Chúng nó" đây là những vi khuẩn đã len lỏi vào sự sống của con người:
"Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
Ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mắt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm"
Và một lần nữa tác giả Tiến Quân Ca kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ tự do như đã từng bảo vệ tổ quốc:
"Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta."
Những lời kêu gọi thiết tha trên đây của Văn Cao làm rung động những tâm hồn yêu tự do, yêu nghệ thuật và yêu đất nước. Chỉ riêng những kẻ cảm thấy mình bị gọi là "chúng nó" mới động lòng. Xuân Diệu thốt lên những lời tàn nhẫn:
"Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. (...)
Vào đời giữa thời phát-xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lúc lớn lên nhạy cảm nhất lại là lúc chủ nghĩa đế quốc Pháp Nhật toát ra cái chất cuối mùa đồi trụy nhất, phản động nhất, Văn Cao đã ngộ độc rất nặng. (...)
Trong bài hát Trương Chi, Văn Cao gán cho người đánh cá cái khinh bạc tột độ của mình, không coi nhân quần ra cái gì hết, chỉ có một mình mình trên trái đất; hơi lạnh của chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối toát ra như một âm khí nặng nề:
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta! (...)
Những ngày đầu Cách Mạng Tháng Tám, những ý nghĩ phiêu lưu, tìm thi vị xa vời, mới lạ trong cách mạng, là một chặng đường tất yếu của tư tưởng nhiều người; mơ ước “Hải quân Việt Nam”, “Không quân Việt Nam” lúc đó cũng là một trạng thái của lòng yêu nước.
Nhưng ta phải giật mình khi nhớ lại những lời hát:
Ta là đàn chim bay trên mây xanh
Mắt nhìn trong khói những kinh thành tan…
… Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ta không trách trình độ chính trị của ta và của tác giả khi đó còn thấp. Chúng ta giật mình vì cái lối bay để mà bay, tự say lấy mình đó là tiền thân của cái lối “Hãy đi mãi” của Trần Dần; chúng ta giật mình hơn nữa là cái máu anh hùng chủ nghĩa làm cho Văn Cao sảng khoái nhìn thấy “những kinh thành tan” dưới bom đạn mà không chút xót thương, và “chiến công ngang trời” kia lại là của “không quân Việt Nam”, mà không nói là chiến tranh tự vệ!
Mấy bài thơ năm 1946, 1948 của Văn Cao, có dụng ý tốt, nhưng cũng bộc lộ cái tính chất nghệ thuật của Văn Cao, thích khúc mắc, khó hiểu, thích loè lên lấp lánh, pha với sự lập dị, chộ người, toát ra một màu vị tan rã, như bài "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc", hay như bài "Ngoại ô mùa đông 46"[73]
Ta đi trong nhà đổ
Nghe thời gian đã nhạt khúc ân tình
Tuy phòng the chiếc áo trẻ sơ sinh
Còn xiêm hài dành hương phấn cũ…
...
Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp
Gió lạnh khi qua viện tàng thư
Cháy cong queo, bìa giữ chút di từ
Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche… (...)
Giả dối như một con mèo, kín nhẹn như một bàn tay âm mưu trong truyện trinh thám, bài thơ Anh có nghe thấy không? lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì. Văn Cao gọi ai là “chúng nó”? Đối lập với ai là “chúng ta”?
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả (...)
Trên đất nước ta “chúng nó” là Mỹ-Diệm ở miền Nam, là tay chân Mỹ-Diệm ở miền Bắc, là bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm; chúng nó là thế đấy (...)
Những con người của chúng ta, từ Cách Mạng Tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng thành dần dần và mãnh liệt, để đi tới “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, dù chúng ta có còn khuyết điểm, nhược điểm gì, cả Trái Đất cũng biết chúng ta vĩ đại!"
Lời Xuân Diệu chứng minh những điều Văn Cao viết về "chúng nó" là đúng. Xuân Diệu còn cho biết: Đảng chưa bao giờ hiểu nghệ thuật của Văn Cao. Tất cả những sáng tác tuyệt vời của Văn Cao đều bị Đảng coi là "thuốc độc". Tóm lại, Đảng chỉ lợi dụng bài Tiến Quân Ca.
Nhưng Văn Cao không thuộc về Đảng. Văn Cao là nghệ sĩ của dân tộc. Nếu nhạc Văn Cao đưa người vào mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông 1946, Những người trên cửa Biển và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do trong các bài thơ ngắn, cô đọng đau thương những giọt nước mắt không rơi ngoài tim mình như lời thơ Thanh Tâm Tuyền.
Nhạc sĩ kỳ tài, Văn Cao còn là nghệ sĩ tiên phong trong hội họa và thi ca. Ngày nay khó tìm được họa phẩm của Văn Cao nhưng theo Tạ Tỵ, Văn Cao đã tự trình bày bìa những bản nhạc của mình bằng những bức tranh avant garde. Nếu tìm lại được những bản nhạc đó, ta có thể có ý niệm về hội họa tiên phong của Văn Cao.
Riêng về thơ, Văn Cao âm thầm tiếp tục con đường tân tạo. Mỗi chặng sống, ông viết những tác phẩm giá trị.
Sau Nhân Văn, Văn Cao vẫn làm thơ. Lần này thơ ông đi sâu vào nội tâm con người. Một con người:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
Con người bị cầm tù tư tưởng âm thầm nhìn cái chết chậm, như bức tường vô tri, nhích dần, nhích dần trên thân xác mình:
Cái bức tường lê từng bước một
Đến gần chân chúng tôi hàng ngày
Chúng tôi nhìn chậm chạp
Châm chạp một cái chết
Thời gian đang héo thời gian đang rụng
Bài thơ khóc Nguyễn Huy Tưởng, nhưng là điếu tang những người bị mất tự do. Bài thơ bị cấm trong ba mươi năm. Kiên trì, Văn Cao vẫn tiếp tục vẽ bằng thơ. Lần này ông phác họa chân dung một kẻ xưa kia là bạn:
Tôi đã gặp lại anh
Im lìm như một bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu
Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ còn hai con mắt
Trắng dã không thể lừa dối
Bài Ba biến khúc tuổi 65, tổng kết cuộc đời Văn Cao trong một tình thế chính trị không lối thoát. Biến khúc I viết về thời kháng chiến trừ gian:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống ...
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao.
Những lời tự họa đớn đau của Văn Cao đã gặp những lời tự phán kinh hoàng của Nhất Linh trong Giòng sông Thanh Thủy: Khi anh đã lọt vào guồng máy, anh sẽ phải giết người, anh sẽ có «bàn tay bẩn» (JP Sartre).
Biến khúc II viết về bi kịch của người Nhân Văn:
Tôi đi trên phố
bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.
Chạy hết trọn đời, nhưng người Nhân Văn không tìm ra lối thoát. Biến khúc III, viết về mạng lưới công an trị:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được...
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
Sau Nhân Văn, người ta vẫn không dám đối xử với tác giả Tiến Quân Ca như những thành viên khác của NVGP. Họ đành đưa Văn Cao vào bóng tối. Không nhắc tới. Không cho in. Không cho hát. Không cho vẽ. Trong ba mươi năm. Nhưng Văn Cao vẫn hiện diện. Hiện diện bằng sự vắng mặt. Người dân miền Nam vẫn nghe những tuyệt tác của Văn Cao qua tiếng hát những ca sĩ thượng thặng Thái Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly... Và người dân miền Bắc mỗi lần chào cờ là một lần hội ngộ với Văn Cao.
Sau này, khi đất nước ra khỏi chế độ toàn trị, lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với Đảng Cộng Sản sẽ không còn lý do tồn tại. Nhưng Tiến Quân Ca là xương thịt của một nghệ sĩ thiên tài, suốt đời đóng góp cho nghệ thuật chân chính và tranh đấu cho tự do của đất nước, sẽ mãi mãi còn lại. Bởi khó có tác phẩm nào thay thế được Tiến Quân Ca trong lòng dân tộc Việt Nam.
Tác giả: Thụy Khuê