The Trump Narrative and the Next Recession


Aug 30, 2019, by Robert J. Shiller

Robert J. Shiller, a 2013 Nobel laureate in economics, is Professor of Economics at Yale University.

So far, with his flashy lifestyle, the US president has been a resounding inspiration to many consumers and investors. But his personal narrative is unlikely to survive an economic downturn, because people pull back during such periods and reassess their views and the stories they find believable.

NEW HAVEN – US President Donald Trump concluded his remarks at the recent G7 summit by inviting the assembled leaders to hold next year’s meeting at his Doral country club near Miami, describing a fantasy-like world of “magnificent buildings” whose “ballrooms are among the biggest in Florida and the best.” It was yet another instance of Trump’s public narrative, which has been on a rising growth path for nearly a half-century.

One can observe this by searching Trump’s name in digital news sources, like Google Ngrams. His narrative has been slow to grow by contagion, but it has been growing for a long time, such that his domination of public discourse in the United States almost seems implausible. Part of Trump’s genius has been to pursue for a lifetime the features that have sustained narrative contagion: showcasing glamour, surrounding himself with apparently adoring beautiful women, and maintaining the appearance of vast influence. Trump had firmly embraced this career strategy by 1983, when an article in the New York Times entitled “The Empire and Ego of Donald Trump” reported that he was already, in that year, “an internationally recognized symbol of New York City as mecca for the world’s super rich.

Consider his interest in professional wrestling – a form of entertainment that attracts crowds who by some strange human quirk seem to want to believe in the authenticity of what is obviously staged. He has mastered the industry’s kayfabe style and uses it effectively everywhere to increase his contagion, even going so far as to participate in a fake brawl in 2007. Trump had the good luck to be invited to host a new reality television show in 2004 called The Apprentice, which featured real-life business competition. He immediately saw the opportunity of a lifetime to advance his public persona, becoming famous for a tough-love narrative. “You’re fired!” he would bark at losers on his show, while also showing some warmth to winners and losers alike.

Now that Trump has established a contagious narrative, he continues to live out his TV show persona. At the Republican Party’s 2016 convention, after portraying the US as a declining power, he declared, “I alone can fix it.” Accordingly, he has fired his top officials at an unprecedented rate, ensuring that no one of independent stature remains part of his administration. This has established a new form of arbitrariness in the US government, the Trump whim, which, given the linkages of the US and global economies, can affect the entire world.

None of this is original. Trump has been pursuing a variation on a recurrent narrative that dates back thousands of years. The ancient cynic Lucian of Samosata, in a second-century essay on oratory, “A Professor of Public Speaking,” describes to would-be leaders how one can exploit a power narrative by acting it out in one’s own life: “ … In your private life, be resolved to do anything and everything, to dice, to drink deep, to live high and keep mistresses, or at all events to boast of it even if you do not do it, telling everyone about it and showing notes that purport to be written by women. You must aim to be elegant, you know, and take pains to create the impression that women are devoted to you. This also will be set down to the credit of your rhetoric by the public, who will infer from it that your fame extends even to the women’s quarters.”

For Lucian, this narrative does not describe reality, but creates it. What matters is not substance, but consistency: “Bring with you, then, as the principal thing, ignorance; secondly recklessness, and thereto effrontery and shamelessness. Modesty, respectability, self-restraint, and blushes may be left at home, for they are useless and somewhat of a hindrance to the matter in hand … If you commit a solecism or a barbarism, let shamelessness be your only remedy.” Of course, in an era when people usually did not live as long as they do today, Lucian could not have imagined that one could plan to maintain narrative consistency for 50 years. But nor can such a narrative be sustained forever. And the end of confidence in Trump’s narrative is likely to be associated with a recession.

During a recession, people pull back and reassess their views. Consumers spend less, avoiding purchases that can be postponed: a new car, home renovations, and expensive vacations. Businesses spend less on new factories and equipment, and put off hiring. They don’t have to explain their ultimate reasons for doing this. Their gut feelings and emotions can be enough. So far, with his flashy lifestyle, Trump has been a resounding inspiration to many consumers and investors. The US economy has been exceptionally “strong,” extending the recovery from the Great Recession that bottomed out just as Barack Obama took over the US presidency in 2009. 

The subsequent US expansion is the longest on record, going back to the 1850s. Ultimately, a strong narrative is the reason for the US economy’s strength. But motivational speakers often end up repelling the very people they once inspired. Witness the reactions of students at Trump University, the fraud-based school its namesake founded in 2005, which shut down by multiple lawsuits a half-decade later. Or consider the sudden political demise of US Senator Joe McCarthy in 1954, after he carried his anti-communist rhetoric too far. There is too much randomness in Trump’s management of the presidency to make persuasive predictions. He will surely try to stick to his public narrative, which has worked so well for so long. But a severe recession may be his undoing. And even before economic catastrophe strikes, the public may begin paying more attention to his aberrations – and to contagious new counter-narratives that crowd out his own.

----
Trình Thuật của Trump và Cuộc Suy Thoái Sắp Tới

Tác giả Robert Shiller là Giáo sư đại học Yale - người đạt giải Nobel Kinh tế 2013. 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã kết luận bài phát biểu của mình tại G7 bằng lời mời các nhà lãnh đạo thế giới tổ chức cuộc họp G7 năm sau tại câu lạc bộ tư nhân Doral của mình, gần thành phố Miami, Florida. Trump mô tả về câu lạc bộ tư nhân của mình như một thế giới mộng mị của "những tòa nhà tráng lệ" với "những căn phòng khiêu vũ lớn nhất và tuyệt vời nhất ở Florida". Đó cũng là một ví dụ khác của những trình thuật mà Trump thường kể trước công chúng, và ngày càng nhiều trong gần nửa thế kỷ qua.

Người ta có thể quan sát điều này bằng cách tìm kiếm tên Trump trên các mạng lưới thông tin Internet, như Google Ngrams. Tính cách trình thuật của Trump không có tính chất lây lan, nhưng xuất hiện thường xuyên hơn, và cho rằng Trump có ưu thế khi phát biểu trước công chúng dường như không đáng tin. Một phần kỹ năng mà Trump đã theo đuổi suốt cuộc đời mình là những đặc điểm trình thuật có tính chất lan truyền cảm xúc: vẻ hào nhoáng bên ngoài, bao quanh mình là những người phụ nữ có vẻ xinh đẹp đáng ngưỡng mộ, và tìm cách duy trì ảnh hưởng rộng lớn của mình. Trump đã nắm vững chiến lược nghề nghiệp này vào năm 1983, khi một bài báo của New York Times có tựa đề là "Đế chế và Cái tôi của Donald Trump" đã tường thuật rằng trong năm đó, Trump đã trở thành "một biểu tượng được quốc tế công nhận của thành phố New York - là thánh địa của những người siêu giàu".

Hãy xem xét sự quan tâm của Trump đối với môn đấu vật chuyên nghiệp - một hình thức giải trí thu hút đám đông, bao gồm những người khá kỳ lạ khi tin những màn dàn dựng là sự thật. Trump cũng đã thành thạo cách biểu diễn đấu vật và sử dụng nó hiệu quả ở mọi nơi để thu hút sự chú ý, thậm chí đã tham gia vào một cuộc đấu dàn dựng vào năm 2007. Trump cũng may mắn được mời tham gia chương trình truyền hình thực tế vào năm 2004, 'Người Học việc' (The Apprentice) với các tình huống cạnh tranh kinh doanh thực tế. Ông ta ngay lập tức nhìn thấy cơ hội hiếm có để đẩy mạnh hình ảnh công chúng của mình, trở nên nổi tiếng hơn.

Hiện tại, Trump đã tạo ra được phong cách trình thuật có tính lan truyền cảm xúc của riêng mình và vẫn đang tiếp tục sống trong chương trình truyền hình của riêng mình. Tại đại hội năm 2016 của Đảng Cộng hòa, sau khi mô tả Mỹ là một cường quốc đang suy tàn, Trump tuyên bố, "Một mình tôi có thể giải quyết mọi vấn đề của nước Mỹ". Sau đó, Trump đã sa thải các quan chức cấp cao của chính phủ mình với tốc độ nhanh chưa từng thấy và để bảo đảm rằng không một ai có suy nghĩ độc lập có thể tồn tại trong chính phủ. Chính điều này đã tạo nên một hình thức độc đoán mới trong chính phủ Mỹ, cộng thêm tính cách tùy tiện của Trump, có thể tạo ra các ảnh hưởng toàn cầu bởi mối liên kết chặt chẽ của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới.

Tính cách trình thuật này không phải là mới. Trump dường như đã làm theo một câu chuyện có từ hàng ngàn năm trước. Trong một bài tiểu luận viết vào thế kỷ thứ 2 có tựa đề "Vị giáo sư hùng biện", nhà văn trào phúng Lucian xứ Samosata (125 - 190) (1) đã mô tả một cách châm biếm cách trở thành nhà lãnh đạo tương lai bằng cách lợi dụng một câu chuyện có sức lôi kéo và diễn xuất kịch bản đó trong cuộc sống của chính mình:

"... trong cuộc sống riêng tư, hãy quyết tâm làm bất cứ điều gì và mọi thứ, từ bài bạc, đến rượu chè, cuộc sống giàu sang và có các tình nhân, hoặc trên hết, hãy khoác lác để tự hào về những điều đó ngay cả khi bạn không hề làm được, hãy cứ kể với mọi người về những điều đó và khoe các ghi chép ngụ ý như được viết bởi phụ nữ. Bạn phải cố gắng trở nên sang trọng và cố tạo ra ấn tượng rằng phụ nữ hết lòng dành cho bạn. Công chúng sẽ nhận ra tài hùng biện của bạn từ suy luận rằng sự nổi tiếng của bạn thậm chí còn lan tỏa đến tận những người phụ nữ."

Đối với Lucian, câu chuyện châm biếm này không mô tả sự thực, nhưng để tạo ra hiện thực xã hội thời lúc bấy giờ. Vấn đề quan trọng không phải là bản chất, mà là tính nhất quán: "Hãy mang theo bên mình điều quan trọng đầu tiên là sự thiếu hiểu biết; thứ hai là liều lĩnh; và cuối cùng là vô liêm sĩ, không biết hổ thẹn. Tính khiêm tốn, tự trọng, tự kiềm chế và thẹn thùng có thể được bỏ lại ở nhà, vì chúng vô dụng và có phần cản trở các vấn đề bạn đang đối mặt. Nếu bạn phạm phải sai lầm hoặc phơi bày sự thô lỗ, thì hãy mặc lấy sự trơ trẽn, vô liêm sĩ như một giải pháp duy nhất."

Chắc chắn rằng, vào thế kỷ thứ 2 khi con người chưa sống thọ như ngày nay, thì nhà văn trào phúng Lucian khó lòng tưởng tượng rằng một ai đó [như Trump] lên kế hoạch giữ vững kịch bản như thế trong suốt 50 năm. Nhưng không có nghĩa là tính cách trình thuật của Trump kéo dài mãi mãi. Sự chấm dứt niềm tin vào kịch bản của Trump có thể liên quan đến một cuộc suy thoái kinh tế.

Trong thời kỳ suy thoái, mọi người sẽ suy ngẫm cũng như đánh giá lại quan điểm của họ. Người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn, tạm thời dừng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ không cần thiết: một chiếc xe mới, sửa nhà và các kỳ nghỉ đắt tiền. Các doanh nghiệp chi tiêu ít hơn cho các nhà máy, thiết bị mới, và ngừng tuyển dụng. Họ không phải giải thích các lý do tại sao họ làm như thế. Cảm giác và cảm xúc của họ là đủ lý giải. Cho đến nay, với lối sống hào nhoáng của mình, Trump đã là nguồn cảm hứng vang dội cho nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ngay khi Barack Obama vừa nhậm chức Tổng thống vào đầu năm 2009 cũng là lúc cuộc Đại suy thoái vừa chạm đáy. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã và đang tăng trưởng mạnh, tiếp tục sự phục hồi từ thời Obama cho đến nay.

Sự tăng trưởng tiếp theo của Mỹ là chương dài nhất trong lịch sử, tính từ những năm 1850s. Một câu chuyện có sức lôi kéo mạnh mẽ là nguyên nhân cho sức mạnh kinh tế Mỹ. Nhưng những người trình thuật có sức lan tỏa cuối cùng thường khiến những người họ từng lan truyền cảm xúc cảm thấy ghê tởm. Chứng kiến ​​những phản ứng của sinh viên tại Trump University, ngôi trường thành lập vào năm 2005, được xây trên sự gian lận, đã buộc phải đóng cửa bởi nhiều vụ kiện gần nửa thập kỷ sau đó. Hoặc xem xét sự sụp đổ chính trị bất ngờ của Thượng nghị sĩ Joe McCarthy (2) vào năm 1954, sau khi ông phơi bày thái độ chống cộng sản quá cực đoan. Có quá nhiều sự ngẫu nhiên, tùy tiện trong cách quản lý của Tổng thống Trump để có thể đưa ra các dự đoán thuyết phục. Ông ta chắc chắn sẽ tìm cách duy trì lối thuyết trình diễn đạt trước công chúng của mình, vốn đã hoạt động khá tốt trong một khoảng thời gian dài. Nhưng một cuộc suy thoái nghiêm trọng có thể là sự hủy hoại với chính Trump. Và ngay cả trước khi thảm họa kinh tế xảy ra, công chúng có thể bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các hành vi bất thường của Trump và đến những trình thuật phản biện lan truyền cảm xúc, mà có thể lấn áp, thay thế tính cách trình thuật của Trump.

(1) Lucian là nhà văn trào phúng người Hy Lạp, sinh sống ở thế kỷ thứ 2. Lucian nổi tiếng với sự dí dỏm, cay độc trong những cuộc đối thoại hài hước, trong đó ông châm biếm sự điên rồ, thói mê tín,  và đạo đức giả của con người. Mục đích văn chương của ông là giải trí.

(2) Joseph McCarthy sinh tại một thị trấn nhỏ ở Wisconsin năm 1908. Năm 1942, ông gia nhập Thủy quân Lục chiến phục vụ trong Thế chiến II.

Năm 1946, McCarthy đã thách thức Thượng nghị sĩ nổi tiếng Robert LaFollette trong cuộc bầu cử của Đảng Cộng hòa. Bằng phong cách tấn công mạnh mẽ mà sau này trở thành tính cách đặc trưng của mình, McCarthy đã đánh bại LaFollette và trở thành Thượng nghị sĩ trẻ đại diện cho Wisconsin.

Năm 1950, trong lúc tuyệt vọng tìm kiếm một vấn đề nhằm củng cố cơ hội tái đắc cử, McCarthy nghe theo lời khuyên của một vài cố vấn và chuyển hướng tập trung nói về chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ. Mặc dù không biết nhiều về chủ nghĩa cộng sản, McCarthy đã nhanh chóng bám chặt vào nó.

Tháng 2/1950, ông khiến dư luận choáng váng khi tuyên bố rằng có hơn 200 “thành viên Cộng sản” đã được xác định danh tính trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Bốn năm sau, McCarthy đã trở thành “Thợ săn Cộng sản đỏ” (Red Hunter) khét tiếng và đáng sợ nhất ở Mỹ. Kết hợp các phát biểu kịch tính với những cáo buộc hoang đường và táo bạo, McCarthy đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của nhiều người, buộc đối thủ phải im lặng, và gây hoang mang công chúng Mỹ bằng những lời cáo buộc cộng sản. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng McCarthy chưa bao giờ phát hiện được một người Cộng sản thực sự nào, dù là trong hay ngoài chính phủ.

Năm 1954, McCarthy đã đi quá xa khi buộc tội Lục quân Mỹ “yếu lòng với những người Cộng sản.” Trong các phiên điều trần công khai giữa Lục quân và McCarthy năm 1954, công chúng đã được tận mắt chứng kiến thói ức hiếp và liều mạng của McCarthy. Các phiên điều trần công khai này đã hủy hoại uy tín của McCarthy và quyền lực của ông tại Thượng viện cũng chấm hết. Sau đó, McCarthy tìm đến rượu để giải tỏa nỗi tuyệt vọng. Năm 1957, ông nhập viện vì mắc nhiều căn bệnh, mà tất cả đều trở nên trầm trọng hơn do xơ gan. McCarthy qua đời tại Bethesda vào ngày 2/5/1957.