Quyển 1. Từ tiền sử đến tự chủ (khi Ngô Quyền mở ra kỷ nguyên độc lập) |
Bộ sử này, tổng cộng khoảng 2.500 trang, gồm năm quyển :
Quyển 1. Từ tiền sử đến tự chủ (khi Ngô Quyền mở ra kỷ nguyên độc lập) |
Quyển 2. Từ Ngô Quyền đến thuộc Minh (939 – 1407) |
Quyển 3. Từ thuộc Minh đến thống nhất (1407 – 1802) |
Quyển 4. Từ Gia Long đến Cách Mạng Tháng 8/1945 (1802 – 1945) |
Quyển 5. Thời cận hiện đại (1945 – 1975) |
***************
Quyển 1
Từ Thượng cổ cho đến hết Bắc thuộc
Từ Thượng cổ cho đến hết Bắc thuộc
Mục Lục
Chương 1 : Những dữ liệu
1.1 Những khám phá về khảo cổ học
1.2 Những sử liệu Trung Quốc
1.3 Những sử liệu Việt Nam
1.4 Sử liệu của các nước khác
Chương 2 : Tổng quan về lịch sử Việt Nam
Chương 3 : Nguồn gốc dân tộc Việt Nam : thời kỳ thần thoại
3.1 Kinh Dương vương và Lạc Long quân
3.2 Lạc hay Việt
3.3 Hùng vương và nước Văn Lang
3.4 An Dương vương và cuộc chiến Hùng-Thục
Chương 4 Bắc thuộc lần thứ nhất : Từ Triệu Đà đến cuộc chinh phục của Mã Viện
4.1 Triệu Đà khởi nghiệp
4.2 Chính sách cai trị dưới thời Lưỡng Hán
4.3 Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
4.4 Từ Lạc chuyển sang Việt : Cuộc chinh phục của Mã Viện
4.5 Sự tan rã của xã hội Lạc và mầm mống hình thành xã hội Lạc Việt
Chương 5 Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2 : Từ Mã Viện cho đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí
5.1 Tình hình kinh tế xã hội Giao Chỉ sau cuộc chinh phục của Mã Viện
5.2 Sỹ Nhiếp và sự hình thành tầng lớp môn phiệt Lạc Việt
5.3 Từ Lạc đến Việt : sự chuyển mình của dân tộc Việt Nam
5.4 Việt và Chàm : Hai di duệ của xã hội Lạc
5.5 Hán hay Việt ? Các cuộc tranh chấp trong tầng lớp môn phiệt Giao Châu dưới thời Lưỡng Tấn và Lục triều
5.6 Đỗ Tuệ Độ và Lý Trường Nhân
5.7 Tình hình kinh tế xã hội Giao Châu dưới thời Lương
Chương 6 Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
6.2 Cuộc chinh phục của Trần Bá Tiên
6.3 Triệu Quang Phục và Lý Phật tử
6.4 Cuộc chinh phục của nhà Tùy : đất Việt rơi trở lại tình trạng nội thuộc
6.5 Thế kỷ thứ 6 và sự thành hình của dân tộc tính Việt Nam
Chương 7 Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ ba : Từ sự sụp đổ của nhà Tiền Lý cho đến cuối đời Đường
7.1 Việt Nam dưới triều Tùy và Đường
7.2 Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Mai Thúc Loan
7.3 Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng
7.4 Dương Thanh và Vô Ngôn thông
7.5 Cao Biền và cuộc chiến chống Nam Chiếu
Chương 8 Độc lập : Họ Khúc và Ngô Quyền
8.1 Sự sụp đổ của nhà Đường
8.2 Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền
8.3 Ngô Quyền phá quân Nam Hán
Chương 9 Nhìn lại một ngàn năm Bắc thuộc : tại sao dân Việt không bị đồng hóa ?
Niên biểu các triều đại và sự kiện
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Chương 1. Những dữ liệu
4.4 Từ Lạc chuyển sang Việt : Cuộc chinh phục của Mã Viện
4.5 Sự tan rã của xã hội Lạc và mầm mống hình thành xã hội Lạc Việt
Chương 5 Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2 : Từ Mã Viện cho đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí
5.1 Tình hình kinh tế xã hội Giao Chỉ sau cuộc chinh phục của Mã Viện
5.2 Sỹ Nhiếp và sự hình thành tầng lớp môn phiệt Lạc Việt
5.3 Từ Lạc đến Việt : sự chuyển mình của dân tộc Việt Nam
5.4 Việt và Chàm : Hai di duệ của xã hội Lạc
5.5 Hán hay Việt ? Các cuộc tranh chấp trong tầng lớp môn phiệt Giao Châu dưới thời Lưỡng Tấn và Lục triều
5.6 Đỗ Tuệ Độ và Lý Trường Nhân
5.7 Tình hình kinh tế xã hội Giao Châu dưới thời Lương
Chương 6 Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
6.2 Cuộc chinh phục của Trần Bá Tiên
6.3 Triệu Quang Phục và Lý Phật tử
6.4 Cuộc chinh phục của nhà Tùy : đất Việt rơi trở lại tình trạng nội thuộc
6.5 Thế kỷ thứ 6 và sự thành hình của dân tộc tính Việt Nam
Chương 7 Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ ba : Từ sự sụp đổ của nhà Tiền Lý cho đến cuối đời Đường
7.1 Việt Nam dưới triều Tùy và Đường
7.2 Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Mai Thúc Loan
7.3 Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng
7.4 Dương Thanh và Vô Ngôn thông
7.5 Cao Biền và cuộc chiến chống Nam Chiếu
Chương 8 Độc lập : Họ Khúc và Ngô Quyền
8.1 Sự sụp đổ của nhà Đường
8.2 Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền
8.3 Ngô Quyền phá quân Nam Hán
Chương 9 Nhìn lại một ngàn năm Bắc thuộc : tại sao dân Việt không bị đồng hóa ?
Niên biểu các triều đại và sự kiện
Tài liệu tham khảo
Mục lục
**********************
Chương 1. Những dữ liệu
1.1. Những khám phá về khảo cổ học
Kể từ khi nhà khảo cổ học người Đan Mạch Olov Janse khám phá ra nền văn minh
Đông Sơn, những cuộc khai quật tiếp sau đó, đặc biệt là trong những năm của thập
niên từ 1960 tới cuối thập niên 1980 đã phát hiện rất nhiều bằng chứng về một nền
văn minh tập trung trong lưu vực sông Hồng và sông Mã kéo dài hàng ngàn năm từ
thời đại đồ đá giữa (mesolithic) qua thời kỳ đồ đá mới (neolithic) cho đến hết
thời đại đồng thau (bronze age) và sang đến thời đại đồ sắt mới hết.
Theo các nhà khảo cổ Việt Nam, khu vực hiện nay là miền Bắc Việt Nam là một
trong những nơi mà loài người xuất hiện khá sớm. Những di vật tìm được cho thấy
con người đã xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam cách đây khoảng trên 25 ngàn năm.
Nền văn hóa đầu tiên được xác định dựa theo những di vật còn lại được đặt tên
là văn hóa Sơn Vi có niên đại khoảng từ 15.000 cho đến 16.000 năm trước Công
nguyên. Sau Sơn Vi là Hòa Bình, được ước tính có niên đại khoảng 9.000 năm trước
Công nguyên ; và sau Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Sơn Vi được coi như là giai
đoạn thuộc thời đồ đá cũ (paleolithic). Đến Hòa Bình, các cư dân tại miền Bắc
Việt Nam hiện nay đã chuyển sang đến thời đồ đá giữa (mesolithic) và Bắc Sơn là
giai đoạn đầu thời đồ đá mới (neolithic).
Vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, một nền văn hóa mới xuất
hiện tại đồng bằng sông Hồng được mệnh danh là văn hóa Phùng Nguyên. Các nhà khảo
cổ miền Bắc Việt Nam coi đây là một nền văn hóa chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá
mới và thời đại đồ đồng. Trong các di chỉ thuộc nền văn hóa này người ta đã
phát hiện được các đồ đá, đồ gốm. Đồ đá ở đây không những đạt được đỉnh cao về
kỹ thuật mà còn phong phú về loại hình. Đồ gốm bao gồm loại đồ gốm mỏng, độ
nung thấp, gốm mềm. Các hoa văn được dùng là loại văn thừng, văn chải, tức là lấy
sợi giây thừng ép vào hoặc dùng tay chải để tạo ra những đường cong, đường tròn
sinh động và phong phú. Hình dáng đồ gốm cũng có nhiều loại. Có các loại nồi,
bình, bát có chân. Tại một vài nơi đã tìm thấy xỉ đồng chứng tỏ rằng vào thời của
nền văn hóa này người ta đã bắt đầu biết luyện đồng tuy rằng chưa phổ biến. Văn
hóa Phùng Nguyên được coi như là ở vào giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại đồ
đá mới sang thời đại đồng thau.
Tiếp sau giai đoạn Phùng Nguyên là giai đoạn mà các nhà khảo cổ gọi là văn hóa
Gò Mun. Trong giai đoạn này số lượng và các loại hình đồ đá giảm bớt, chỉ còn tồn
tại một số rìu đá và đồ trang sức. Đồ gốm thời đại này được nung ở nhiệt độ cao
hơn nên cứng hơn đồ gốm ở thời văn hóa Phùng Nguyên. Hình dáng đồ gốm cũng có
những đặc trưng riêng, các hoa văn phần lớn là hoa văn hình học ; về kiểu dáng
thì có nhiều loại nồi vò, ly cốc có chân cao, bát, vò có chân thấp hình vành
khăn. Tại những địa điềm thuộc di chỉ Gò Mun người ta đã phát hiện được khá nhiều
đồ đồng như mũi tên đồng, lưỡi câu, mũi lao, cùng một ít rìu. Đặc biệt trong số
đồ đồng đào người ta đã đào được tượng một con gà, đây là một số hiếm hoi các
tác phẩm nghệ thuật tìm được trong giai đoạn này.
Văn hóa Gò Mun được coi như là bắt đầu khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước
Công nguyên và kéo dài đến khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên thì nhường chỗ
cho một giai tầng văn hóa mới gọi là văn hóa Đông Sơn. Các di tích của nền văn
hóa này được phân bố rộng rãi khắp vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong giai đoạn
này, đồ đá hầu như không còn nữa. Đồ gốm về hoa văn đã có tính đơn giản hóa, chủ
yếu là văn thừng và chải. Về hình dáng có thêm loại nồi đáy lồi, đáy bằng,
ngoài ra cũng bắt đầu xuất hiện loại đồ dùng có nắp đậy. Số lượng đồ đồng thì rất
phong phú phổ biến nhất là các loại vũ khí, dao găm, mũi lao, mũi giáo, dụng cụ
như rìu, lưỡi liềm, lưỡi hái, đồ đựng như thạp, thố, nhạc cụ như trống, chuông.
Đồ đồng Đông Sơn so với thời đại Gò Mun không những khác về trình độ mà cả về
phong cách. Giai đoạn Đông Sơn được hầu hết các nhà khảo cổ coi như là giai đoạn
thành hình của xã hội cư dân tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã.
Nguồn gốc của nền văn hóa Đông Sơn hiện vẫn còn là một đề tài tranh luận trong
giới khảo cổ. Những nhà nghiên cứu đầu tiên về nền văn hóa này như Janse cho rằng
đây là một nền văn hóa du nhập từ bên ngoài vào. Phần lớn coi kỹ thuật đúc đồng
của Đông Sơn được du nhập từ vùng Nam Hoa. Sở dĩ họ cho như vậy là vì trong quá
khứ, người ta cho rằng kỹ thuật đúc đồng xuất hiện trước tiên tại vùng Hoa Bắc
sau đó mới được truyền xuống miền nam. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây của
các nhà khảo cổ, nhất là tại vùng đông bắc Thái Lan cho thấy nghề đúc đồng đã
xuất hiện tại Đông Nam Á còn trước khi xuất hiện tại Trung Quốc nữa. Thành ra
người ta đã có thể khẳng định rằng nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn hầu như chắc chắn
không phải du nhập từ phương Bắc.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ Việt Nam miền Bắc cho thấy những
trống đồng đầu tiên của nền văn hóa Đông Sơn còn có những quan hệ mật thiết về
cơ cấu và trang trí với những đồ gốm thuộc văn hóa Phùng Nguyên đủ để thấy rằng
xã hội tạo ra văn hóa Phùng Nguyên và xã hội Đông Sơn có những quan hệ hữu cơ mật
thiết với nhau. Cũng theo những công trình nghiên cứu này thì văn hóa Đông Sơn
đã có những mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa Thái Miến ở Vân Nam và
Lào, và đặc biệt với một nền văn hóa cổ đại Môn Khmer tại vùng Cánh Đông Chum
thuộc cao nguyên Trấn Ninh bên Lào. Cao nguyên Trấn Ninh là con đường bộ tự
nhiên nối liền vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ với vùng đông bắc Thái Lan
hiện nay.
Xã hội Đông Sơn là một xã hội đã phát triển về nông nghiệp. Ngoài ra cơ cấu xã
hội cũng diễn biến trở thành phức tạp, có phân chia thành giai cấp. Những lưỡi
cầy đồng tìm được chung cùng với xương nhiều trâu bò cho thấy nông nghiệp đã biết
dùng sức kéo của gia súc. Những đồ dùng, nhạc khí bằng đồng cho thấy trong xã hội
đã có phân hóa giầu nghèo trong khi một loạt những loại vũ khí mới cho thấy rằng
xã hội thời Đông Sơn có thể đã phải đối phó với nhiều cuộc chiến tranh hoặc nội
bộ hoặc từ bên ngoài.
Việc tìm thấy những quan tài hình thuyền cũng như những mô -típ trang trí trên
trống đồng Đông Sơn như hình những chiếc thuyền với những người chèo và những
chiến sỹ cầm vũ khí cũng như hình những con chim biển trang trí chứng tỏ rằng nền
văn minh Đông Sơn có quan hệ mật thiết với biển và có thể xuất phát từ ngoài biển
vào. Những di tích của nền văn hóa Đông Sơn này tồn tại cho đến đầu thiên niên
kỷ thứ nhất, trùng hợp với giai đoạn nước Việt Nam của chúng ta bị nội thuộc
vào Trung Quốc dưới thời Tây Hán. Tới đây, thời kỳ khuyết sử của chúng ta không
còn nữa mà ta đã bắt đầu có những sử liệu thành văn, quan trọng nhất là sử liệu
của Trung Quốc.
1.2. Những sử liệu Trung Quốc
Các tài liệu của Trung Quốc nói đến Việt Nam rất nhiều. Nói chung, những tài liệu
này có thể được chia thành hai loại, chính sử và dã sử.
Chính sử là sử của các triều đại Trung Quốc, thường do các triều đại sau, dựa
vào những tư liệu để lại, viết ra. Có tất cả hai mươi bốn bộ sử như vậy, đi từ
bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên viết vào thời Hán Vũ Đế (khoảng thế kỷ thứ nhất trước
Công nguyên) đến bộ Thanh Sử viết vào đầu thế kỷ thứ 20. Những bộ sử này, nhất
là những bộ sử của các triều đại mà Việt Nam còn là một bộ phận của đế quốc
Trung Hoa là nguồn tư liệu quan trọng nhất để tìm hiểu lịch sử nước ta trong thời
gian này.
Theo khuôn mẫu đầu tiên được đưa ra bởi Tư Mã Thiên, một bộ chính sử của Trung
Quốc bao gồm nhiều phần. Phần thứ nhất gọi là kỷ chép lại những việc xảy ra
theo từng năm một của mỗi triều vua Trung Quốc. Sau đó là phần chí cho biết những
dữ kiện về hành chánh, địa lý, văn học, thiên văn, luật lệ cho đến cả y phục
các quan và dân chúng, vân vân… Chiếu, chế, biểu là phần thứ ba ghi lại những
bài có tính cách quan trọng của triều đại, hoặc chiếu của vua hoặc bài biểu các
quan trình lên. Và sau cùng là truyện ghi lại tiểu sử của những nhân vật, hoặc
trung, hoặc gian, có đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của triều đại. Đặc
biệt phần truyện của các bộ sử này thường bao gồm những đoạn kể lại quan hệ giữa
đế quốc Trung Hoa và các nước lân bang. Đây là một nguồn tư liệu quan trọng cho
việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam và quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc. Ngoài ra
có thể liệt vào chính sử những bộ từ điển Bách Khoa như bộ Thông Điển của Đỗ Hựu
đời Đường hoặc Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử đời Tống, hoặc một số bộ sử
Trung Quốc như bộ Tự Trị Thông giám của Tư Mã Quang thời Tống. Đặc biệt trong
những bộ sử loại này có bộ An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng viết vào thời
Minh, nhắc lại lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến hết đời Trần đã tổng
hợp khá nhiều những tư liệu tản mạn trong các sách sử của Trung Quốc cho đến thời
đó.
Dã sử là những hồi ký, truyện ký, văn thơ hoặc là những bộ sử viết riêng về một
sự kiện xảy ra trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Những bộ này có thể
do các quan lại Trung Quốc được cử sang cai trị Việt Nam hoặc là những người
khác có quan hệ đến các sự kiện xảy ra viết lại. Những bộ dã sử này cung cấp
thêm rất nhiều tài liệu quý giá mà chính sử vì nhu cầu giản lược không thể chép
hết vào được.
Những tư liệu thành văn cổ nhất còn lưu truyền lại đến nay là những bài viết của
những sử gia và những quan lại Trung Quốc viết sau khi nước ta trở thành một bộ
phận của đế quốc người Hán. Những bộ sách này tuy hầu hết nói đến tình hình nước
ta sau khi nội thuộc, nhưng một số cũng nhắc đến những sự kiện vào thời gian mà
họ gọi là "đất Giao Chỉ xưa khi chưa chia thành quận huyện".
Có lẽ bộ sách của người Hán đầu tiên có nhắc đến nước ta là bộ Sử Ký của Tư Mã
Thiên viết vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Trong Nam Việt Úy Đà truyện,
Tư Mã Thiên đã nhắc đến Âu Lạc và Tây Âu Lạc. Sang đến thế kỷ thứ 1 sau Công
nguyên, Ban Cố viết Hán Thư mới lần đầu tiên nhắc đến người Lạc Việt trong Giả
Quyên truyện. Tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau Công nguyên, các thư
tịch Trung Hoa mới nói đến giai đoạn Hùng Vương. Hùng Vương đầu tiên được ghi
chép trong thư tịch Trung Quốc trong các cuốn Giao Châu Ngoại Vực Ký và Quảng
Châu Ký. Rất tiếc các sách này sau đó đã thất truyền. Cũng cùng thời với hai cuốn
trên là Hậu Hán Thư của Phạm Việp. Trong cuốn này Phạm Việp có nhắc đến Trưng
Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh. Ngoại trừ Hậu Hán Thư, tất cả các sách trên
đều đã thất truyền, chỉ còn lại một số đoạn trích dẫn trong các sách khác như
Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên hoặc Cựu Đường Thư, một bộ chính sử đời Đường.
Riêng về tên nước Văn Lang thì phải đợi đến đời Đường mới được nhắc đến khi chỉ
định quận huyện ở Giao Châu như sách Thông Điển, một cuốn bách khoa toàn thư thời
cổ, do Đỗ Hựu, ông nội của nhà thơ Đỗ Phủ, viết "Phong Châu là nước Văn
Lang xưa".
Tuy nhiên khi đọc các sử liệu của Trung Quốc, ta cần phải lưu ý đến hai điều.
Thứ nhất những bộ sử này được viết ra dưới nhãn quan của người Trung Quốc.
Chính vì vậy những sự kiện được kể lại hầu hết có liên quan đến những hoạt động
của các triều đại hoặc các quan lại Trung Quốc tại Việt Nam mà thôi, rất ít khi
có những sự kiện gì thuần túy của người Việt được ghi lại trong đó. Thứ hai, những
bộ sử Trung Quốc, nhất là chính sử đều được viết ra để bảo vệ cho quan điểm
chính thống của các triều đại, trong đó triều vua nào cũng được coi như là có
‘mệnh trời" để cai trị muôn dân cho đến khi ‘mệnh trời" đó bị mất đi
vì các triều vua sau đã không giữ được cái hòa khí với trời đất và nhân dân.
Chính vì vậy, rất nhiều những sự việc không phù hợp với quan điểm đó đã bị bỏ
sót hoặc chỉ được nhắc đến một cách sơ sài, trong khi những hiện tượng mà chúng
ta có thể không để ý đến như những điềm lành, điềm gở lại được ghi lại rất cẩn
thận. Ngoài ra, vì sử Trung Quốc chỉ ghi lại những điều liên quan đến triều
đình Trung Quốc, thành ra vào những thời kỳ loạn lạc tại trung ương, mà cũng
chính là những lúc có nhiều biến động nhất xảy ra tại những vùng biên duyên của
đế quốc Trung Hoa như Việt Nam, thì các bộ sử này lại thường không ghi chép lại
những sự việc xảy ra tại đó mà chỉ tập trung chung quanh các vùng lân cận với
kinh đô mà thôi.
Một cuốn sách có thể coi như là cả Việt cả Trung Quốc là cuốn An Nam Chí Lược của
Lê Tắc. Lê Tắc là gia thần của Trần Kiện. Trần Kiện đầu hàng nhà Nguyên khi
quân Nguyên sang đánh Đại Việt trong thế kỷ 13. Khi Trần Kiện bị quân nhà Trần
bắn chết Lê Tắc ôm xác Trần Kiện chạy về được đến Trung Quốc và ở lại Trung Quốc
cho đến khi chết. Lê Tắc viết cuốn An Nam Chí Lược này khi ở Trung Quốc và ngoại
trừ những sự kiện đương thời hầu hết những sự kiện lịch sử về Việt Nam kể lại
trong cuốn này đều dựa vào những sử liệu Trung Quốc. Tuy nhiên vì Lê Tắc là người
Việt, sinh ra và lớn lên tại Đại Việt, thành ra mặc dầu đầu hàng Nguyên, nhưng
quan điểm viết sử của ông cũng không hoàn toàn là của Trung Quốc. Một số những
dữ kiện ghi lại trong An Nam Chí Lược, đặc biệt là về những cuộc nổi dậy của
dân Việt dưới thời Bắc thuộc tỷ như cuộc nổi dậy của bà Triệu đã được ghi lại
trong Lê Tắc mà không có trong các sử liệu Trung Quốc.
1.3. Những sử liệu Việt Nam
Các tài liệu về lịch sử Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần phức tạp mà độ
tin cậy thay đổi rất nhiều. Trước hết phải kể đến hai bộ chính sử do sử quan
các triều đại viết ra, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và bộ Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục. Bộ chính sử đầu tiên còn lưu truyền lại đến nay là bộ Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên và sau đó được nhiều thế hệ sử quan chép thêm
vào cho đến cuối đời Lê. Ngô Sỹ Liên đã căn cứ vào hai bộ Đại Việt Sử Ký của Lê
Văn Hưu và Đại Việt Sử Ký Tục Biên của Phan Phù Tiên, thêm phần Ngoại Kỷ viết về
thời đại tiền Bắc Thuộc, thành bộ này vào năm 1427. Bộ Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục là cuốn sử Việt Nam viết bằng chữ Hán công phu nhất do các sử
quan triều Nguyễn soạn ra. Các tác giả đã tham khảo tất cả những sách xưa biên
soạn về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến thời Lê Mẫn Đế (1789) để viết
ra bộ này. Hai bộ sử này là những tài liệu không thể thiếu được trong việc tìm
hiểu lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ 10 đến cuối thế kỷ thứ 18. Ngoài hai bộ
chính sử vừa kể trên, bộ Đại Việt Sử Lược là bộ biên niên sử xưa nhất của Việt
Nam còn lưu truyền lại đến nay. Bộ này được viết vào thời Trần và đã bị thất
truyền tại Việt Nam trong thời thuộc Minh, nhưng may mắn là còn được lưu truyền
tại Trung Quốc trong Tứ Khố Toàn Thư. Một số học giả Việt Nam và Trung Quốc cho
rằng cuốn Đại Việt Sử Lược này là cuốn Việt Chí của Trần Phổ đầu đời Trần soạn
với giai đoạn thời Trần được thêm vào sau. Cuốn Việt Chí là cuốn mà Lê Văn Hưu
sử dụng để viết lên cuốn Đại Việt Sử Ký. Tuy nhiên một số học giả tây phương và
Nhật Bản lại cho rằng Đại Việt Sử Lược chính là cuốn Đại Việt Sử Ký của Lê Văn
Hưu rút gọn lại.
Ngoài
những bộ sử nói trên còn có những bộ sử nói về một số những sự kiện mà chính sử
hoặc chép lại không đầy đủ hoặc bỏ sót không nói tức là những bộ "thực lục"
như Trung Hưng Thực Lục kể lại cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần
; Lam Sơn Thực Lục kể lại cuộc chiến đấu chống quân Minh của Lê Lợi ; Đại Nam
Thực Lục ghi lại công nghiệp các chúa Nguyễn tại miền Nam. Một trong những bộ
sách có giá trị nữa là bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú ghi
lại cuộc đời các danh nhân Việt Nam cùng những chi tiết về tài chánh, kinh tế,
luật lệ, văn học của các triều đại trước triều Nguyễn.
Trong
các tài liệu về cổ sử Việt Nam có lẽ có giá trị nhất là hai quyển sách xưa, Việt
Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên viết vào năm 1329 và Lĩnh Nam Chích Quái của Trần
Thế Pháp viết vào đầu thế kỷ thứ 14 và được Vũ Qùynh và Kiều Phú biên soạn lại
vào năm 1498. Tác giả Việt Điện U Linh Tập đã dựa vào những sách mà ngày nay
không còn nữa như Giao Chỉ Ký (khuyết danh), Báo Cực Truyện (khuyết danh), Giao
Châu Ký của Triệu Xương và của Tăng Cổn đời Đường, Sử Ký của Đỗ Thiện cùng với
những chuyện linh thiêng trong dân gian để viết thành sách này. Lĩnh Nam Chích
Quái bao gồm những truyện truyền khẩu trong dân gian được sưu tầm và viết lại.
Nội dung các truyện trong hai quyển sách này còn có nhiều chỗ hoang đường và ước
lệ nhưng cũng phản ảnh được tình hình xã hội của tổ tiên dân Việt thời xa
xưa.
Cũng
cùng một loại với các truyện trong Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái
là những thần tích và ngọc phả các đền thờ tại các làng miền Bắc và miền Trung
trong đó có cả ngọc phả đền Hùng và đền Tản Viên cùng với những chuyện cổ tích
dân gian về các vị anh hùng dân tộc. Những tài liệu này đã được sưu tầm khá nhiều
bởi các nhà sử học từ thời Pháp thuộc cho đến về sau này. Chúng cho những người
tìm hiểu về lịch sử Việt Nam nhiều thông tin quý giá. Tuy nhiên những tài liệu
đó còn chứa nhiều yếu tố hoang đường thần thoại hơn nữa. Ngoài ra, nhất là những
thần tích và ngọc phả khi được viết lại bởi những nhà nho về sau thì đã bị thay
đổi và biến chế theo quan điểm lễ giáo đời sau ; tỷ như ngọc phả đền Hùng ghi
chép đủ 18 đời vua Hùng vương với đầy đủ duệ hiệu như các vua thời Lê là một điều
chắc chắn không thể xảy ra được khi mà tập quán này chỉ mới xuất hiện tại nước
ta dưới triều Lý. Hầu hết những thần tích, ngọc phả này được viết lại vào khảng
thế kỷ 18 dưới triều Lê Trung Hưng vì vậy ta có thể thấy rõ yếu tố nho giáo đã ảnh
hưởng vào những bản văn đó rất nhiều.
1.4. Sử liệu của các nước khác
Từ
thế kỷ 16 trở đi, việc liên lạc với các nước phương tây được mở ra, ta có thêm
những tài liệu của các thương gia và các nhà truyền giáo phương tây. Những tài
liệu này lúc đầu còn ít nhưng càng về sau càng nhiều và ở tản mạn tại các văn
khố của nhiều nước cũng như tại Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã. Sang đến thời
thuộc Pháp thì những tài liệu này có thể nói là đóng vai trò chính trong việc
tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt thì những tài
liệu về lịch sử Việt Nam lại càng nhiều hơn nữa và trở nên phức tạp hơn vì Việt
Nam là một trong những điểm nóng quan trọng nhất của cuộc chiến tranh lạnh và
những sự kiện chính trị cũng như kinh tế của Việt Nam nay không còn có thể chỉ
tìm ở trong nội bộ Việt Nam hoặc qua những tương tác với vài nước lân bang mà
còn phải được tìm hiểu qua những quyết định từ những thủ đô của các cường quốc
trên thế giới.
Kể từ khi nhà khảo cổ học người Đan Mạch Olov Janse khám phá ra nền văn minh Đông Sơn, những cuộc khai quật tiếp sau đó, đặc biệt là trong những năm của thập niên từ 1960 tới cuối thập niên 1980 đã phát hiện rất nhiều bằng chứng về một nền văn minh tập trung trong lưu vực sông Hồng và sông Mã kéo dài hàng ngàn năm từ thời đại đồ đá giữa (mesolithic) qua thời kỳ đồ đá mới (neolithic) cho đến hết thời đại đồng thau (bronze age) và sang đến thời đại đồ sắt mới hết.
Theo các nhà khảo cổ Việt Nam, khu vực hiện nay là miền Bắc Việt Nam là một trong những nơi mà loài người xuất hiện khá sớm. Những di vật tìm được cho thấy con người đã xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam cách đây khoảng trên 25 ngàn năm. Nền văn hóa đầu tiên được xác định dựa theo những di vật còn lại được đặt tên là văn hóa Sơn Vi có niên đại khoảng từ 15.000 cho đến 16.000 năm trước Công nguyên. Sau Sơn Vi là Hòa Bình, được ước tính có niên đại khoảng 9.000 năm trước Công nguyên ; và sau Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Sơn Vi được coi như là giai đoạn thuộc thời đồ đá cũ (paleolithic). Đến Hòa Bình, các cư dân tại miền Bắc Việt Nam hiện nay đã chuyển sang đến thời đồ đá giữa (mesolithic) và Bắc Sơn là giai đoạn đầu thời đồ đá mới (neolithic).
Vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, một nền văn hóa mới xuất hiện tại đồng bằng sông Hồng được mệnh danh là văn hóa Phùng Nguyên. Các nhà khảo cổ miền Bắc Việt Nam coi đây là một nền văn hóa chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đồng. Trong các di chỉ thuộc nền văn hóa này người ta đã phát hiện được các đồ đá, đồ gốm. Đồ đá ở đây không những đạt được đỉnh cao về kỹ thuật mà còn phong phú về loại hình. Đồ gốm bao gồm loại đồ gốm mỏng, độ nung thấp, gốm mềm. Các hoa văn được dùng là loại văn thừng, văn chải, tức là lấy sợi giây thừng ép vào hoặc dùng tay chải để tạo ra những đường cong, đường tròn sinh động và phong phú. Hình dáng đồ gốm cũng có nhiều loại. Có các loại nồi, bình, bát có chân. Tại một vài nơi đã tìm thấy xỉ đồng chứng tỏ rằng vào thời của nền văn hóa này người ta đã bắt đầu biết luyện đồng tuy rằng chưa phổ biến. Văn hóa Phùng Nguyên được coi như là ở vào giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá mới sang thời đại đồng thau.
Tiếp sau giai đoạn Phùng Nguyên là giai đoạn mà các nhà khảo cổ gọi là văn hóa Gò Mun. Trong giai đoạn này số lượng và các loại hình đồ đá giảm bớt, chỉ còn tồn tại một số rìu đá và đồ trang sức. Đồ gốm thời đại này được nung ở nhiệt độ cao hơn nên cứng hơn đồ gốm ở thời văn hóa Phùng Nguyên. Hình dáng đồ gốm cũng có những đặc trưng riêng, các hoa văn phần lớn là hoa văn hình học ; về kiểu dáng thì có nhiều loại nồi vò, ly cốc có chân cao, bát, vò có chân thấp hình vành khăn. Tại những địa điềm thuộc di chỉ Gò Mun người ta đã phát hiện được khá nhiều đồ đồng như mũi tên đồng, lưỡi câu, mũi lao, cùng một ít rìu. Đặc biệt trong số đồ đồng đào người ta đã đào được tượng một con gà, đây là một số hiếm hoi các tác phẩm nghệ thuật tìm được trong giai đoạn này.
Văn hóa Gò Mun được coi như là bắt đầu khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và kéo dài đến khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên thì nhường chỗ cho một giai tầng văn hóa mới gọi là văn hóa Đông Sơn. Các di tích của nền văn hóa này được phân bố rộng rãi khắp vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong giai đoạn này, đồ đá hầu như không còn nữa. Đồ gốm về hoa văn đã có tính đơn giản hóa, chủ yếu là văn thừng và chải. Về hình dáng có thêm loại nồi đáy lồi, đáy bằng, ngoài ra cũng bắt đầu xuất hiện loại đồ dùng có nắp đậy. Số lượng đồ đồng thì rất phong phú phổ biến nhất là các loại vũ khí, dao găm, mũi lao, mũi giáo, dụng cụ như rìu, lưỡi liềm, lưỡi hái, đồ đựng như thạp, thố, nhạc cụ như trống, chuông. Đồ đồng Đông Sơn so với thời đại Gò Mun không những khác về trình độ mà cả về phong cách. Giai đoạn Đông Sơn được hầu hết các nhà khảo cổ coi như là giai đoạn thành hình của xã hội cư dân tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã.
Nguồn gốc của nền văn hóa Đông Sơn hiện vẫn còn là một đề tài tranh luận trong giới khảo cổ. Những nhà nghiên cứu đầu tiên về nền văn hóa này như Janse cho rằng đây là một nền văn hóa du nhập từ bên ngoài vào. Phần lớn coi kỹ thuật đúc đồng của Đông Sơn được du nhập từ vùng Nam Hoa. Sở dĩ họ cho như vậy là vì trong quá khứ, người ta cho rằng kỹ thuật đúc đồng xuất hiện trước tiên tại vùng Hoa Bắc sau đó mới được truyền xuống miền nam. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây của các nhà khảo cổ, nhất là tại vùng đông bắc Thái Lan cho thấy nghề đúc đồng đã xuất hiện tại Đông Nam Á còn trước khi xuất hiện tại Trung Quốc nữa. Thành ra người ta đã có thể khẳng định rằng nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn hầu như chắc chắn không phải du nhập từ phương Bắc.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ Việt Nam miền Bắc cho thấy những trống đồng đầu tiên của nền văn hóa Đông Sơn còn có những quan hệ mật thiết về cơ cấu và trang trí với những đồ gốm thuộc văn hóa Phùng Nguyên đủ để thấy rằng xã hội tạo ra văn hóa Phùng Nguyên và xã hội Đông Sơn có những quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Cũng theo những công trình nghiên cứu này thì văn hóa Đông Sơn đã có những mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa Thái Miến ở Vân Nam và Lào, và đặc biệt với một nền văn hóa cổ đại Môn Khmer tại vùng Cánh Đông Chum thuộc cao nguyên Trấn Ninh bên Lào. Cao nguyên Trấn Ninh là con đường bộ tự nhiên nối liền vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ với vùng đông bắc Thái Lan hiện nay.
Xã hội Đông Sơn là một xã hội đã phát triển về nông nghiệp. Ngoài ra cơ cấu xã hội cũng diễn biến trở thành phức tạp, có phân chia thành giai cấp. Những lưỡi cầy đồng tìm được chung cùng với xương nhiều trâu bò cho thấy nông nghiệp đã biết dùng sức kéo của gia súc. Những đồ dùng, nhạc khí bằng đồng cho thấy trong xã hội đã có phân hóa giầu nghèo trong khi một loạt những loại vũ khí mới cho thấy rằng xã hội thời Đông Sơn có thể đã phải đối phó với nhiều cuộc chiến tranh hoặc nội bộ hoặc từ bên ngoài.
Việc tìm thấy những quan tài hình thuyền cũng như những mô -típ trang trí trên trống đồng Đông Sơn như hình những chiếc thuyền với những người chèo và những chiến sỹ cầm vũ khí cũng như hình những con chim biển trang trí chứng tỏ rằng nền văn minh Đông Sơn có quan hệ mật thiết với biển và có thể xuất phát từ ngoài biển vào. Những di tích của nền văn hóa Đông Sơn này tồn tại cho đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất, trùng hợp với giai đoạn nước Việt Nam của chúng ta bị nội thuộc vào Trung Quốc dưới thời Tây Hán. Tới đây, thời kỳ khuyết sử của chúng ta không còn nữa mà ta đã bắt đầu có những sử liệu thành văn, quan trọng nhất là sử liệu của Trung Quốc.
1.2. Những sử liệu Trung Quốc
Các tài liệu của Trung Quốc nói đến Việt Nam rất nhiều. Nói chung, những tài liệu này có thể được chia thành hai loại, chính sử và dã sử.
Chính sử là sử của các triều đại Trung Quốc, thường do các triều đại sau, dựa vào những tư liệu để lại, viết ra. Có tất cả hai mươi bốn bộ sử như vậy, đi từ bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên viết vào thời Hán Vũ Đế (khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên) đến bộ Thanh Sử viết vào đầu thế kỷ thứ 20. Những bộ sử này, nhất là những bộ sử của các triều đại mà Việt Nam còn là một bộ phận của đế quốc Trung Hoa là nguồn tư liệu quan trọng nhất để tìm hiểu lịch sử nước ta trong thời gian này.
Theo khuôn mẫu đầu tiên được đưa ra bởi Tư Mã Thiên, một bộ chính sử của Trung Quốc bao gồm nhiều phần. Phần thứ nhất gọi là kỷ chép lại những việc xảy ra theo từng năm một của mỗi triều vua Trung Quốc. Sau đó là phần chí cho biết những dữ kiện về hành chánh, địa lý, văn học, thiên văn, luật lệ cho đến cả y phục các quan và dân chúng, vân vân… Chiếu, chế, biểu là phần thứ ba ghi lại những bài có tính cách quan trọng của triều đại, hoặc chiếu của vua hoặc bài biểu các quan trình lên. Và sau cùng là truyện ghi lại tiểu sử của những nhân vật, hoặc trung, hoặc gian, có đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của triều đại. Đặc biệt phần truyện của các bộ sử này thường bao gồm những đoạn kể lại quan hệ giữa đế quốc Trung Hoa và các nước lân bang. Đây là một nguồn tư liệu quan trọng cho việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam và quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc. Ngoài ra có thể liệt vào chính sử những bộ từ điển Bách Khoa như bộ Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường hoặc Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử đời Tống, hoặc một số bộ sử Trung Quốc như bộ Tự Trị Thông giám của Tư Mã Quang thời Tống. Đặc biệt trong những bộ sử loại này có bộ An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng viết vào thời Minh, nhắc lại lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến hết đời Trần đã tổng hợp khá nhiều những tư liệu tản mạn trong các sách sử của Trung Quốc cho đến thời đó.
Dã sử là những hồi ký, truyện ký, văn thơ hoặc là những bộ sử viết riêng về một sự kiện xảy ra trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Những bộ này có thể do các quan lại Trung Quốc được cử sang cai trị Việt Nam hoặc là những người khác có quan hệ đến các sự kiện xảy ra viết lại. Những bộ dã sử này cung cấp thêm rất nhiều tài liệu quý giá mà chính sử vì nhu cầu giản lược không thể chép hết vào được.
Những tư liệu thành văn cổ nhất còn lưu truyền lại đến nay là những bài viết của những sử gia và những quan lại Trung Quốc viết sau khi nước ta trở thành một bộ phận của đế quốc người Hán. Những bộ sách này tuy hầu hết nói đến tình hình nước ta sau khi nội thuộc, nhưng một số cũng nhắc đến những sự kiện vào thời gian mà họ gọi là "đất Giao Chỉ xưa khi chưa chia thành quận huyện".
Có lẽ bộ sách của người Hán đầu tiên có nhắc đến nước ta là bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Trong Nam Việt Úy Đà truyện, Tư Mã Thiên đã nhắc đến Âu Lạc và Tây Âu Lạc. Sang đến thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, Ban Cố viết Hán Thư mới lần đầu tiên nhắc đến người Lạc Việt trong Giả Quyên truyện. Tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau Công nguyên, các thư tịch Trung Hoa mới nói đến giai đoạn Hùng Vương. Hùng Vương đầu tiên được ghi chép trong thư tịch Trung Quốc trong các cuốn Giao Châu Ngoại Vực Ký và Quảng Châu Ký. Rất tiếc các sách này sau đó đã thất truyền. Cũng cùng thời với hai cuốn trên là Hậu Hán Thư của Phạm Việp. Trong cuốn này Phạm Việp có nhắc đến Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh. Ngoại trừ Hậu Hán Thư, tất cả các sách trên đều đã thất truyền, chỉ còn lại một số đoạn trích dẫn trong các sách khác như Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên hoặc Cựu Đường Thư, một bộ chính sử đời Đường. Riêng về tên nước Văn Lang thì phải đợi đến đời Đường mới được nhắc đến khi chỉ định quận huyện ở Giao Châu như sách Thông Điển, một cuốn bách khoa toàn thư thời cổ, do Đỗ Hựu, ông nội của nhà thơ Đỗ Phủ, viết "Phong Châu là nước Văn Lang xưa".
Tuy nhiên khi đọc các sử liệu của Trung Quốc, ta cần phải lưu ý đến hai điều. Thứ nhất những bộ sử này được viết ra dưới nhãn quan của người Trung Quốc. Chính vì vậy những sự kiện được kể lại hầu hết có liên quan đến những hoạt động của các triều đại hoặc các quan lại Trung Quốc tại Việt Nam mà thôi, rất ít khi có những sự kiện gì thuần túy của người Việt được ghi lại trong đó. Thứ hai, những bộ sử Trung Quốc, nhất là chính sử đều được viết ra để bảo vệ cho quan điểm chính thống của các triều đại, trong đó triều vua nào cũng được coi như là có ‘mệnh trời" để cai trị muôn dân cho đến khi ‘mệnh trời" đó bị mất đi vì các triều vua sau đã không giữ được cái hòa khí với trời đất và nhân dân. Chính vì vậy, rất nhiều những sự việc không phù hợp với quan điểm đó đã bị bỏ sót hoặc chỉ được nhắc đến một cách sơ sài, trong khi những hiện tượng mà chúng ta có thể không để ý đến như những điềm lành, điềm gở lại được ghi lại rất cẩn thận. Ngoài ra, vì sử Trung Quốc chỉ ghi lại những điều liên quan đến triều đình Trung Quốc, thành ra vào những thời kỳ loạn lạc tại trung ương, mà cũng chính là những lúc có nhiều biến động nhất xảy ra tại những vùng biên duyên của đế quốc Trung Hoa như Việt Nam, thì các bộ sử này lại thường không ghi chép lại những sự việc xảy ra tại đó mà chỉ tập trung chung quanh các vùng lân cận với kinh đô mà thôi.
Một cuốn sách có thể coi như là cả Việt cả Trung Quốc là cuốn An Nam Chí Lược của Lê Tắc. Lê Tắc là gia thần của Trần Kiện. Trần Kiện đầu hàng nhà Nguyên khi quân Nguyên sang đánh Đại Việt trong thế kỷ 13. Khi Trần Kiện bị quân nhà Trần bắn chết Lê Tắc ôm xác Trần Kiện chạy về được đến Trung Quốc và ở lại Trung Quốc cho đến khi chết. Lê Tắc viết cuốn An Nam Chí Lược này khi ở Trung Quốc và ngoại trừ những sự kiện đương thời hầu hết những sự kiện lịch sử về Việt Nam kể lại trong cuốn này đều dựa vào những sử liệu Trung Quốc. Tuy nhiên vì Lê Tắc là người Việt, sinh ra và lớn lên tại Đại Việt, thành ra mặc dầu đầu hàng Nguyên, nhưng quan điểm viết sử của ông cũng không hoàn toàn là của Trung Quốc. Một số những dữ kiện ghi lại trong An Nam Chí Lược, đặc biệt là về những cuộc nổi dậy của dân Việt dưới thời Bắc thuộc tỷ như cuộc nổi dậy của bà Triệu đã được ghi lại trong Lê Tắc mà không có trong các sử liệu Trung Quốc.
Các tài liệu về lịch sử Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần phức tạp mà độ tin cậy thay đổi rất nhiều. Trước hết phải kể đến hai bộ chính sử do sử quan các triều đại viết ra, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Bộ chính sử đầu tiên còn lưu truyền lại đến nay là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên và sau đó được nhiều thế hệ sử quan chép thêm vào cho đến cuối đời Lê. Ngô Sỹ Liên đã căn cứ vào hai bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử Ký Tục Biên của Phan Phù Tiên, thêm phần Ngoại Kỷ viết về thời đại tiền Bắc Thuộc, thành bộ này vào năm 1427. Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục là cuốn sử Việt Nam viết bằng chữ Hán công phu nhất do các sử quan triều Nguyễn soạn ra. Các tác giả đã tham khảo tất cả những sách xưa biên soạn về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến thời Lê Mẫn Đế (1789) để viết ra bộ này. Hai bộ sử này là những tài liệu không thể thiếu được trong việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ 10 đến cuối thế kỷ thứ 18. Ngoài hai bộ chính sử vừa kể trên, bộ Đại Việt Sử Lược là bộ biên niên sử xưa nhất của Việt Nam còn lưu truyền lại đến nay. Bộ này được viết vào thời Trần và đã bị thất truyền tại Việt Nam trong thời thuộc Minh, nhưng may mắn là còn được lưu truyền tại Trung Quốc trong Tứ Khố Toàn Thư. Một số học giả Việt Nam và Trung Quốc cho rằng cuốn Đại Việt Sử Lược này là cuốn Việt Chí của Trần Phổ đầu đời Trần soạn với giai đoạn thời Trần được thêm vào sau. Cuốn Việt Chí là cuốn mà Lê Văn Hưu sử dụng để viết lên cuốn Đại Việt Sử Ký. Tuy nhiên một số học giả tây phương và Nhật Bản lại cho rằng Đại Việt Sử Lược chính là cuốn Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu rút gọn lại.